Giá nông sản Tết:

Đến hẹn có tăng?

07:52 | 09/01/2025

DNTH: Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường ghi nhận sự tăng giá của nhiều mặt hàng nông sản do nhu cầu tiêu thụ tăng cao và ảnh hưởng của thời tiết. Tuy vậy, mức độ tăng giá được dự báo sẽ không gây sốc nhờ các biện pháp bình ổn thị trường.

Không lo thịt heo tăng giá

 Là nguyên liệu chủ yếu cho nhiều món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt heo thường tăng giá dịp cận Tết. 

 Nhu cầu tăng mạnh và tác động tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi là những nguyên nhân chính đẩy giá thịt heo leo dốc trước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, trái ngược với xu hướng giảm của năm ngoái.

CÁCH PHÂN BIỆT THỊT LỢN SẠCH - Chi tiết tin tức - Chuyên trang An toàn giao  thông tỉnh Bắc Giang

 Tại TP. HCM, giá lợn hơi dao động từ 68.000-70.000 đồng/kg. Còn tại Hà Nội, giá thịt lợn tại các siêu thị cũng tăng trung bình 10-15%, trong khi tại các chợ dân sinh, mức tăng có thể lên đến 20-25%.  Tuy vậy, giá heo hơi được tin rằng sẽ đạt đỉnh trước Tết.

 Nhiều năm trở lại, các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đã chủ động lên kế hoạch từ sớm để đảm bảo nguồn cung thịt heo, góp phần giúp giá cả mặt hàng này sẽ không tăng đột biến dịp Tết.

 Bên cạnh đó, nguồn cung thịt heo nhập khẩu cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, khối lượng thịt lợn nhập khẩu tăng trưởng trung bình từ 15-20%, trong khi tăng trưởng nguồn cung trong nước chỉ từ 2-3%. 

 Còn theo số liệu gần nhất của Tổng Cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi gần 38.000 tỷ đồng để nhập khẩu thịt và phụ phẩm. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. 

 Dồn lực sản xuất

 Về Phú Diễn vào những ngày này, bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước không khí hối hả của người dân nơi đây. Tiếng máy tráng bột rộn rã phát ra từ các cơ sở sản xuất hòa vào cái lạnh đặc trưng báo hiệu Tết đang gần kề.

Làng Phú Diễn (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) nổi danh là làng nghề sản xuất miến lớn nhất nhì tại miền Bắc trong hơn 50 năm qua. Để chuẩn bị cho dịp Tết, các cơ sở sản xuất miến dong tại đây đều hoạt động hết công suất.

 Hà Nội là một trong ba địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất cả nước, với khoảng 10 triệu dân cư trú thường xuyên cùng hàng triệu khách du lịch mỗi năm. 

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, sản lượng một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản của thành phố mới đáp ứng 20-70% nhu cầu người dân (tùy loại), phần còn lại phải nhập từ các tỉnh khác và nước ngoài. 

Xuất khẩu nông lâm thủy sản: Định vị thương hiệu để giá trị tăng trưởng bền  vững | VTV.VN

Trong bối cảnh thị trường cuối năm, sức tiêu thụ có thể tăng 20-30%, Hà Nội sớm chủ động xây dựng nguồn nông sản, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, trứng, rau củ và thực phẩm chế biến. Sở Công Thương được giao nhiệm vụ điều phối, bảo đảm hàng hóa đầy đủ và ổn định, tránh tình trạng thiếu thừa cục bộ.

Năm nay, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), ngành nông nghiệp Thủ đô xác định phát triển cây vụ Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 32.000 - 33.000ha (tăng 3.000 - 4.000ha so với kế hoạch đầu năm 2024). Trong đó, tập trung chủ yếu vào các loại rau vụ đông như rau cải, su hào, súp lơ, cà chua.

 Ổn định giá gạo

Thị trường gạo cuối năm 2024 ghi nhận sự ổn định cả về nguồn cung lẫn giá cả.

 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối trong nước đã chuẩn bị lượng hàng dồi dào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết.

 Nhiều doanh nghiệp lớn như Vinafood 1, Lộc Trời và Tân Long đã chủ động tích trữ hàng chục nghìn tấn gạo từ các vụ mùa bội thu trước đó. Điều này giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hàng hay tăng giá đột biến.

Giá gạo xu hướng giảm, thị trường giao dịch ảm đạm - Tạp chí Tài chính

 Trước đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để bình ổn giá cả và đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong dịp Tết. Sở Công Thương Hà Nội khẳng định sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm, đặc biệt với các nhóm hàng thiết yếu như gạo, thịt lợn, thịt bò, rau củ.

 Bộ Công Thương dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán 2025 có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. 

 Các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng và sản lượng hàng thiết yếu chiếm 25% đến 43% thị phần để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Hàn Lâm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tỷ giá USD hôm nay 13/1: Đà tăng của đồng USD chững lại

DNTH: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.341 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 109,64.

Giá vàng hôm nay 13/1: Tăng theo chiều thẳng đứng

DNTH: Giá vàng thế giới tăng khoảng 2% tuần qua, trong khi đó giá vàng trong nước đạt mức cao nhất 2 tháng qua, hướng tới mốc 87 triệu đồng.

Giá cà phê hôm nay 13/1: Giảm mạnh 1.500 đồng/kg

DNTH: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, từ 1,300 – 1,500 đồng/kg so với tuần trước. Hiện giá cà phê nằm ở mức 118,300 - 119,000 đồng/kg.

Giá cao su hôm nay 13/1: Thị trường đi ngang

DNTH: Thị trường cao su ổn định trên các sàn giao dịch châu Á, trong nước giá thu mua mủ nước Công ty Cao su Bà Rịa áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên có giá 467 đồng/TSC/kg.

Giá lúa, gạo đồng loạt giảm

DNTH: Thị trường nông sản tuần qua ghi nhận sự sụt giảm mạnh về giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khiến nông dân đứng trước nhiều thách thức.

Giá gạo giảm thấp nhất trong gần 2 năm: Nông dân, thương lái, doanh nghiệp gặp khó

DNTH: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua do nhu cầu toàn cầu suy yếu, trong khi giá gạo Ấn Độ vẫn ổn định gần mức thấp nhất trong 17 tháng.

XEM THÊM TIN