Đền thờ Hai Bà Trưng rực rỡ sắc hoa, điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn

20:59 | 19/02/2022

DNTH: Về với đền thờ Hai Bà Trưng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội vào những ngày này, ngoài việc thăm quan, tế lễ, du khách còn được “check - in” lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp với sắc hoa phía bên trong và ngoại vi di tích. Đền thờ Hai Bà Trưng - Di tích quốc gia đặc biệt, từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với nhiều du khách thập phương.

Năm 2022, do tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp nên Ban quản lý Di tích dền Hai Bà Trưng tạm dừng tổ chức lễ hội kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định của thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, để tri ân sâu sắc đối với hai vị Vương nữ Anh hùng của dân tộc, đơn vị vẫn tổ chức trang trí cờ hoa, cảnh quan trong khuôn viên đền thờ.

Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - Anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

Các tiểu cảnh được tạo hình công phu với nhiều loài hoa khác nhau để du khách "check - in".

 

Nét cổ kính của ngôi đền thờ Hai Bà Trưng kết hợp với sắc hoa tươi tạo nên đặc sản riêng có của huyện Mê Linh.

Sắc vàng của cánh đồng hoa cúc, hoa hướng dương ngay trước khuôn viên cổng Tam môn ngoại nơi dẫn vào chính điện thờ Hai Bà Trưng.

Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824 m2, gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

Hòn đá thề lưu giữ lời thề của hai vị Vua Bà. Hằng năm, Nhân dân nơi đây tổ chức lễ hội đền Hai Bà Trưng (từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch), trong đó, chính hội là ngày mùng 6. Tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên, sau này, dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đền Trình nằm kế bên cổng vào Đền Hai Bà Trưng. Du khách đến với đền Hai Bà Trưng còn được chiêm ngưỡng nhiều di vật quý, bởi nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích của lịch sử, đa dạng, phong phú về cả chủng loại. Trong đó, di vật gỗ chiếm đa số, có niên đại tập trung vào Triều Nguyễn. Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân địa phương, qua đó, những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội thông qua các trò chơi dân gian.

Di tích đền Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc và được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Mới đây, ngày 04/1/2202, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 07/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Ngày nay, đền thờ được tôn tạo với nhiều hạng mục như cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội... UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Ban quản lý di tích đền Hai Bà Trưng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng theo đúng quy định pháp luật và thành phố, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả.

Du khách về với huyện Mê Linh là về với quê hương Hai Bà Trưng - một vùng đất cổ, địa linh nhân kiệt; một vùng quê huyền thoại mang đậm nét truyền thống lịch sử văn hoá. Nguời dân nơi đây không chỉ thân thiện, hòa nhã giàu lòng mến khách mà còn cần cù, sáng tạo hăng say miệt mài trên những cánh đồng hoa khởi sắc muôn màu.

Một mùa xuân ấm áp đang về, một năm Nhâm Dần 2022 mọi người, mọi nhà bình an, hạnh phúc và phát triển./.

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Đền Đô

DNTH: Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đô năm 2025 và kỷ niệm 1015 năm ngày đức vua Lý Thái Tổ đăng quang (1010–2025), bên cạnh các nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

XEM THÊM TIN