Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
07:50 | 03/05/2025
DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản về tiềm lực, hạ tầng công nghệ, nhưng những "người đi trước" như Vinatex, Việt Tiến đang cho thấy dệt may Việt Nam có thể thực hiện số hóa bền vững.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp Hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may Việt Nam đối mặt thách thức trong quá trình chuyển đổi số và hướng đến sản xuất thông minh. Đây là xu hướng tất yếu nên các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng, bằng việc dần chuyển đổi sang sản xuất tự động hóa, sản xuất thông minh làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh. Để có thể tiếp tục tăng trưởng và đạt chinh phục mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD cho năm 2025, ngành dệt may Việt Nam cần có những giải pháp mang tính chất quyết định, đó là thực hiện việc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất của mình. Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ nếu muốn đảm bảo lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững trên thị trường.
Do vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn tinh thần cho sự thay đổi liên tục, lãnh đạo tiên phong trong sự sáng tạo đổi mới, kết hợp với đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân lực doanh nghiệp. Tiếp đến là cải tiến các quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng… Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một trong những giải pháp cho thấy hiệu quả đón đầu xu hướng mới trên thị trường tiêu dùng toàn cầu.
Trong thời gian qua, chuyển đổi số đã đem lại một số thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Mục tiêu của chuyển đổi số tại Vinatex là đảm bảo gia nhập và vị trí vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng khả năng phát triển bền vững. Vinatex xác định quá trình chuyển đổi số cần song hành với quá trình chuyển đổi mô hình quản lý và phát triển nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả cao nhất theo 4 khía cạnh: tổ chức nguồn lực; đào tạo và phát triển nhân lực; quản lý làm việc và chế độ đãi ngộ; mô hình vận hành và cung cấp các dịch vụ quản trị nguồn nhân lực. Để thực hiện được việc chuyển đổi này, Vinatex từng bước thay đổi, định hướng chiến lược phát triển, xây dựng nền tảng quản trị vững chắc, phát triển và khẳng định thương hiệu trong sự vận hành hài hòa của công nghệ và con người.
Chia sẻ kinh nghiệm qua quá trình thực tế chuyển đổi số của doanh nghiệp, ông Ngô Thành Phát – Giám đốc điều hành Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (Việt Tiến) cho biết, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị là giải pháp thay đổi hoàn toàn cục diện và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện Việt Tiến đang áp dụng thành công phần mềm quản lý số hóa cơ sở dữ liệu, quản lý sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị, văn phòng nghiệp vụ, quản lý sản xuất tại nhà máy và áp dụng công nghệ 4.0, thiết bị tự động hóa tại nhà máy; trong đó, Việt Tiến đã áp dụng hoàn thiện khu vực cắt, trải vải cùng với phần mềm số hóa điều khiển tự động.
Việc ứng dụng chuyển đổi số đã mang lại nhiều kết quả tốt trong hoạt động sản xuất của Việt Tiến như giảm được lao động, tại công việc được số hóa, người lao động tuyển vào không cần trình độ cao, có thể dễ dàng đào tạo. Nhờ vậy, Công ty giảm được các bước xử lý văn bản truyền thống, giấy tờ thủ tục duyệt, quản lý qua phần mềm chính xác và nhanh gọn hơn, đặc biệt là giảm thời gian thực hiện các công việc cơ bản truyền thống như ghi tay, vẽ tay, đếm tay...
Cơ sở dữ liệu được bảo mật theo cách phân quyền truy cập của phần mềm, phân nhiệm vụ công việc thực hiện chính xác và tốt hơn. Thiết bị tự động hóa 4.0 tạo ra sản phẩm đồng bộ, giảm sai sót, sản phẩm lỗi, tăng năng suất chất lượng cho sản phẩm. Trong thời gian tới, Việt Tiến tiếp tục hoàn thiện và cải tiến các phần mềm nhằm tăng hiệu quả quản lý, sử dụng dễ dàng hơn. Đồng thời, áp dụng tự động hóa, công nghệ 4.0 vào sản xuất và liên kết chuyển đổi số quản lý hiệu quả, góp phần tăng năng suất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc đưa công nghệ số vào áp dụng trong ngành dệt may vẫn còn khiêm tốn, số doanh nghiệp thành công tập trung một số doanh nghiệp lớn. Do đó, việc kết nối những nhà cung cấp có thế mạnh phát triển công nghệ, chuyên cung ứng giải pháp phần mềm đặc thù riêng cho ngành dệt may là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với doanh nghiệp dệt may.
Ở góc độ nhà cung cấp ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số ngành dệt may, ông Jatin Paul - Giám đốc điều hành Công ty WFX chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang phổ biến sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ, nhưng cần có giải pháp toàn diện và có thể tích hợp với những phần mềm sẵn có tại doanh nghiệp dệt may để thực hiện chuyển đổi số hóa toàn diện trong chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra, gồm: hoạt động sản xuất từ sợi đến may mặc thành phẩm; phát triển sản phẩm, quản lý chuyền may, chất lượng, bán hàng, xuất nhập khẩu, tồn kho…
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì nhất thiết phải chuyển dịch phương thức sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có thể sử dụng và làm chủ công nghệ. Đồng thời, xây dựng giải pháp, công cụ tìm kiếm thông tin và tăng cường khả năng phân tích dữ liệu phù hợp với lĩnh vực đang hoạt động, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là một quá trình dài và liên tục nên mỗi doanh nghiệp đều phải tận dụng lợi thế, nắm bắt cơ hội phát triển để không tụt lại phía sau.

Mỹ giữ thuế chống bán phá giá 0% cho nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam
DNTH: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.

Dabaco lập công ty chăn nuôi vốn 190 tỷ đồng tại Quảng Trị
DNTH: Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã CK: DBC) vừa thông qua kế hoạch thành lập Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị với quy mô vốn điều lệ 190 tỷ đồng. Mục tiêu nhằm triển khai dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương...

Xuất khẩu sắn vượt 600 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực
DNTH: Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong tháng 5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 387.300 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, trị giá 116,2 triệu USD – đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Quảng Ninh: Hải quan cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đối thoại với doanh nghiệp
DNTH: Hải quan cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Chi cục Hải quan Khu vực VIII) đã tổ chức hội nghị tham vấn, đối thoại với hơn 90 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn nhằm trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho...

TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Tick xanh trách nhiệm” trong thương mại điện tử
DNTH: Ngày 20/6, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị sơ kết chương trình “Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” và chính thức phát động chương trình...

Xuất khẩu vải thiều 2025: Dự báo tăng mạnh nhưng vẫn đối mặt nhiều thử thách
DNTH: Năm 2025 đang mở ra một mùa vụ vải thiều đầy kỳ vọng với Việt Nam khi sản lượng toàn quốc ước tính đạt khoảng 303.000 tấn – tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã chủ động...
Đô thị cuộc sống
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi
-
Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...