Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đang được hoàn thiện hồ sơ đề cử là Di sản văn hóa thế giới
20:11 | 12/11/2023
DNTH: Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã làm việc với các chuyên gia của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và các chuyên gia Việt Nam về Chương trình khảo sát, đánh giá Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê.
Tại buổi làm việc, các chuyên gia quốc tế ICOMOS đã giới thiệu tổng quan, kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học và việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê; khảo sát, tham vấn cộng đồng thực hiện quy trình tập trung về bảo vệ, quản lý di sản văn hóa Óc Eo theo tiêu chuẩn di sản thế giới…

Trước đó, từ ngày 6 - 10/11, đoàn chuyên gia ICOMOS và các chuyên gia của Việt Nam đã khảo sát các bộ sưu tập hiện vật văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng An Giang, nhà trưng bày và kho lưu trữ hiện vật của Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc phát hiện, kiến trúc, chất liệu… các di vật nền văn hóa Óc Eo.
Đồng thời, tiến hành thực địa tại các địa điểm di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang, để xác định niên đại cho từng lớp văn hóa, di tích, địa tầng từng giai đoạn phát triển, cũng như không gian, đặc điểm phân bố trong từng địa điểm di tích. Từ đó, xây dựng hoàn thiện hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, do Louis Malleret thực hiện vào năm 1944.
Từ sau cuộc khai quật lịch sử này, Malleret chính thức định danh tên gọi là Văn hóa Óc Eo. Kể từ khi đó đến nay, Óc Eo - Ba Thê đã trở thành di chỉ khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ - Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.
Việc Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo-Ba Thê được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt là sự tôn vinh những giá trị to lớn của một trong ba nền văn hóa cổ Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, qua đó góp phần gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo, phát huy tốt những giá trị của di tích văn hóa Óc Eo, đưa di sản văn hóa Óc Eo xứng tầm với di sản văn hóa cả nước và thế giới.
Trải qua 10 năm hoạt động kể từ khi di tích được chính thức xếp hạng, và qua gần 79 năm, ngày khám phá ra nền văn hóa Óc Eo Nam Bộ, lịch sử tỉnh An Giang đã ghi nhận khi xưa, tại một vùng đất thuộc khu vực núi Ba Thê đã diễn ra một số sự kiện vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu, tạo nên bước ngoặt lịch sử trong hành trình khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về một nền văn hóa mới tại vùng đất này./.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Óc Eo - Ba Thê /
- Di tích khảo cổ /
- Di sản Văn hóa thế giới /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt
DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...