Dịch COVID-19: Doanh nghiệp sẵn sàng tâm thế để thích ứng
11:05 | 31/03/2020
DNTH: Đây là lúc, là thời điểm cần sự sáng tạo, tư duy đổi mới và liên tục vận động của CEO để giữ vững nhịp sống cho cả hệ thống. Quan điểm của chúng tôi là dù khó khăn cũng không thể buông tay nhau.
Chuyển đổi chiến lược kinh doanh để thích nghi với tình hình dịch bệnh đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay, lúng túng; nhất là vào thời điểm dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tiến triển, diễn biến ngày càng khó lường và đe dọa nghiêm trọng với sự phát triển về kinh tế, an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên toàn cầu; trong đó có Việt Nam.
Chỉ mới xuất hiện khoảng 2 tháng nay nhưng dịch COVID-19 đã trở thành nỗi kinh hoàng, bóp nghẹt sự sống còn của ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam mà đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, các hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn luôn yếu về trình độ, thiếu về công nghệ và năng lực quản lý, hạn chế về tài chính và chất lượng nguồn nhân lực; thậm chí còn vô cùng dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của ngoại cảnh.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có dịp tiếp xúc với bà Lê Thị Hương Giang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Máy tính An Phát - một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin lọt vào Top500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, để tìm hiểu cách làm, tư duy chiến lược của các CEO khi chèo lái doanh nghiệp trước bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
Bà Lê Thị Hương Giang, Giám đốc Công ty CP Thương mại Máy tính An Phát.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phóng viên: Trong diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, cũng giống như nhiều doanh nghiệp trên thị trường, Công ty cổ phần Thương mại Máy tính An Phát đang chịu chung tác động như thế nào, thưa bà?
Bà Lê Thị Hương Giang: Dịch bệnh khiến An Phát cũng chịu chung cảnh ngộ với không ít doanh nghiệp của địa phương nói riêng và cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Song phải tìm tâm thế đứng vững mới mong vượt qua giai đoạn lao đao, bấp bênh như thế này.
Sản phẩm tiêu thụ sụt giảm đáng kể kéo theo doanh thu của mọi bộ phận và toàn công ty. Song không vì thế mà chúng tôi phải siết chặt quân số, giãn việc và nhân sự để ảnh hưởng tới đời sống cá nhân người lao động.
Đó không phải giải pháp đúng đắn và hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động. Xét ở góc độ nào đó, việc thay đổi nhân sự là bước cuối cùng bởi nó thể hiện sự "bất lực" của người đứng đầu doanh nghiệp trước nghịch cảnh.
Đây là lúc, là thời điểm cần sự sáng tạo, tư duy đổi mới và liên tục vận động của CEO để giữ vững nhịp sống cho cả hệ thống. Quan điểm của chúng tôi là dù khó khăn cũng không thể buông tay nhau.
Phóng viên: Cùng với việc theo dõi, bám sát diễn biến của dịch bệnh cùng những tác động trực tiếp tới thị trường và sức ép lớn đối với nền kinh tế, An Phát đã chuẩn bị cho mình những gì và bằng cách nào để duy trì hoạt động cho cả bộ máy?
Bà Lê Thị Hương Giang: Hơn 15 năm xuất hiện tại thị trường Việt Nam với đội ngũ từ 10 người đến nay An Phát đã phát triển bộ máy đạt quân số hơn 230 người. Bạn thấy đó, với hệ thống như vậy, mỗi tháng chi phí trả lương cho nhân viên là rất lớn (khoảng 3 đến 4 tỷ đồng/tháng) cộng thêm sức ép tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu nhằm tạo nguồn thu... khiến công ty luôn canh cánh nhiều nỗi lo.
Ngay từ ban đầu, khi dịch bệnh mới diễn ra, chúng tôi đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng, phức tạp cùng những chiều hướng xấu, tác động tới thị trường.
Không chủ quan, coi nhẹ là tâm thế khiến An Phát có đối sách chủ động để nhanh nhạy chuyển hướng kinh doanh; đồng thời thay đổi chiến lược hoạt động khá kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những tổn hại về kinh tế.
Về cơ bản, lúc này, An Phát không xác định mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận. Có lẽ, khó khăn sẽ không chỉ vài tháng mà thậm chí có thể kéo dài tới hết năm. Ngay từ sớm, ban giám đốc đã họp bàn đánh giá tình hình, đưa ra các tình huống xấu để tìm giải pháp.
Cụ thể như, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống, rà soát các chi phí cứng, chi phí không cần thiết để siết chặt; chọn lọc các kênh phù hợp và hiệu quả để đầu tư và duyệt chi cho các khoản marketing, phát triển thị trường; cân đối và tính toán lại chính sách chi lương, trả thưởng cho nhân viên căn cứ theo doanh thu và kết quả đánh giá thực hiện công việc...
Bên cạnh đó, các tổ đội chuyên môn phải lập tức lên kế hoạch tồn kho để xoay vòng nhanh, giảm thiểu rủi ro về công nợ, thúc đẩy mạnh mẽ các kênh tiêu thụ trực tiếp để giảm bớt các chi phí trung gian; đồng thời, xây dựng các chính sách marketing thiết thực và có trợ giá để nhắm vào các phân khúc khách hàng trọng tâm, trọng điểm.
Đối sách về sản phẩm, An Phát xác định lợi nhuận rất ít, bù chi phí là chủ yếu để duy trì đều hoạt động, vì bán ít hay bán nhiều thì chi phí cứng vẫn phải trả. Do đó, không tập trung vào các dòng cao cấp, kén khách hàng. An Phát đã tích cực đàm phán với hãng sản xuất và các nhà phân phối để có những chính sách hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng như; trợ giá, các chương trình kích cầu hay hỗ trợ thời gian tín dụng dài hơn so với bình thường...
Song song đó, về nhân lực, An Phát đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và tái đào tạo cho nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ tay nghề về công nghệ. Khi nhân sự được xác định trả lương theo chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) thì từ nhân viên bảo vệ đến các bộ phận khác đều phải thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, năng động hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Quan trọng không kém là ngay từ ban đầu, ban giám đốc đã xây dựng tư tưởng chia sẻ khó khăn với người lao động để họ hiểu thực tế và xác định nhiệm vụ lúc này là phải đoàn kết bằng mọi giá để cùng nhau cố gắng vượt qua. Bằng hành động thiết thực, An Phát không chỉ mua bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên theo quy định của Nhà nước mà còn chi hàng trăm triệu đồng hỗ trợ mua thêm các gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên để tạo động lực và niềm tin cho người lao động yên tâm cống hiến và gắn bó.
Nói chung, đây sẽ là 1 năm vô cùng khó khăn với tất cả các doanh nghiệp và An Phát sẽ phải cố gắng nhất có thể. Nhiều khi phải động viên anh em rằng các khoản thưởng sẽ không bằng như mọi năm nhưng ban giám đốc cố gắng hết khả năng sẽ duy trì trả lương, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Phóng viên: Có vẻ như chỉ trong một thời gian ngắn, An Phát đã phải làm rất nhiều việc trong nỗ lực chung cùng cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Cơ bản là nhằm giữ nhịp kinh doanh một cách ổn định?
Bà Lê Thị Hương Giang: Đúng là như vậy, bằng nhiều hình thức, An Phát đang triển khai một số chương trình kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ và các dịch vụ trực tuyến trong sinh hoạt hàng ngày như: Mua hàng online, chăm sóc tại nhà; Tặng bảo hiểm Corona guard với tổng trị giá 100 tỷ đồng; San sẻ trách nhiệm - Đong đầy yêu thương, Học tập với 4.0... Đây là những hành động thiết thực nhất thể hiện sự đồng hành của An Phát và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội trước đại dịch.
Thẳng thắn mà nói, sản phẩm của An Phát đang được bán với mức giá thấp nhất, lợi nhuận chỉ đủ bù chi phí trả lương nhân viên. Công ty cũng tiến hành xây dựng 2 chương trình trợ giá cho các doanh nghiệp để thay đổi công nghệ và cho thanh thiếu niên để thuận tiện cho việc học trực tuyến. Lúc cam go thế này, không thể nhìn vào mục tiêu kiếm tiền hay lợi nhuận bởi nguồn lực của Nhà nước cũng đang phải được san sẻ để hỗ trợ khó khăn cho người người, nhà nhà.... Mong rằng, khó khăn tạm thời này sẽ nhanh qua. Không có sự chung tay, mọi việc sẽ khó thành công vốn như điều tất lẽ dĩ ngẫu lâu nay.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà về những điều đã chia sẻ!./.
Thạch Huê/BNEWS/TTXVN
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng
DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp
DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.
The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn
DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...
Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng
DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...