Điểm mặt loạt dự án đình đám được ông Trần Vĩnh Tuyến “nâng đỡ”
19:13 | 11/07/2020
DNTH: Dự án New City Thủ Thiêm, Khu nhà ở tại lô D2 và D3 trong quy hoạch Khu Y tế Kỹ thuật cao… là những dự án đã được ông Trần Vĩnh Tuyến hạ bút ký trước khi bị khởi tố.
Dự án New City Thủ Thiêm: Vượt quyền Thủ tướng, báo cáo sai thành đúng
Theo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án New City đã được nhà đầu tư (Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt) thay đổi thiết kế từ nhà tái định cư sang nhà ở thương mại. Thuận Việt cũng đã chuyển nhượng cho người mua 1.122 căn hộ.
Đồng thời, UBND TP.HCM đã thanh lý hợp đồng đầu tư xây dựng khu tái định cư, khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về giao đất là không đúng quy định tại Điểm I, Khoản 2, Điều 118, Luật Đất đai năm 2013.
Dự án New City tọa lạc tại khu đất vàng ở Thủ Thiêm
Trước đó, ngày 11/1/2018, trong báo cáo về kết quả đàm phán, thương thảo giữa Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và chủ đầu tư liên quan Hợp đồng mua 1.330 căn hộ tái định cư, cũng nêu ý kiến của Sở Tư pháp kiến nghị về việc phải báo cáo Thủ tướng.
Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị Ban Quản lý khu Thủ Thiêm làm rõ thêm một số nội dung trong Biên bản đàm phán và nghiên cứu, bám sát chủ trương của UBND TP, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. “Trong trường hợp cần thiết, Ban Quản lý khu Thủ Thiêm kiến nghị UBND TP báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao chủ đầu tư đang thực hiện dự án, được tiếp tục thực hiện dự án, theo quy hoạch được duyệt, trên khu đất được giao mặt bằng, với mục tiêu xây dựng nhà ở thương mại, theo thẩm quyền quy định tại Điểm I, Khoản 2, Điều 118, Luật Đất đai năm 2013”, Sở Tư pháp khuyến cáo trong văn bản.
Cũng liên quan đến dự án New City, cuối năm 2016, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo nguyên tắc: “Thu hồi đất đối với dự án do Liên danh Sacomreal (đang đầu tư xây dựng) và Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (đã đầu tư xây dựng 1 phần) làm chủ đầu tư, để tổ chức đấu giá công khai, để giao đất có thu tiền sử dụng đất khi chuyển từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại. Việc thanh toán chi phí đã đầu tư xây dựng cho Liên danh Sacomreal và Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 theo nguyên tắc bảo toàn vốn và đảm bảo lợi nhuận định mức cho nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật, về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.
Phớt lờ những ý kiến của Bộ Tài chính và Sở Tư pháp TP.HCM, ngày 30/3/2018, Trưởng Ban Quản lý Thủ Thiêm, ông Nguyễn Thế Minh đã ký biên bản thanh lý Hợp đồng mua 1.330 căn hộ, với Liên danh Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt - Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công.
Tiếp đó, ngày 30/10/2018, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, về việc giải quyết dự án đầu tư xây dựng 1.330 căn hộ tái định cư ở Thủ Thiêm. Văn bản cho biết, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Sở, ban ngành liên quan, UBND TP.HCM đã chấp thuận phương án giải quyết quỹ căn hộ thuộc dự án 1.330 căn hộ như sau: “Đàm phán, thương thảo với chủ đầu tư để không tiếp tục việc thanh toán và mua lại quỹ nhà. Chủ đầu tư tiếp tục phát triển dự án theo quy hoạch, trên khu đất được giao mặt bằng với mục tiêu xây nhà ở thương mại. Thành phố sẽ xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường, phù hợp mục đích sử dụng đất, để thu tiền sử dụng đất, đối với khu đất đã giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án”.
Văn bản do ông Trần Vĩnh Tuyến ký cũng cho rằng “Thành phố đang triển khai phương án giải quyết quỹ nhà 1.330 căn hộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại công văn số 24/TTg-CN, ngày 7/3/2017 và hướng dẫn của Bộ Xây dựng”. Những ý kiến đề nghị của Bộ Tài Chính hay tham mưu của Sở Tư pháp TP.HCM hoàn toàn không được nhắc đến trong văn bản.
Đến giữa năm 2019, khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thì những gì trong văn bản ông Trần Vĩnh Tuyến ký cho rằng “đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” lại trái Luật Đất đai. Điều đáng nói, đây là sai phạm đã được Sở Tư pháp TP.HCM cảnh báo từ trước.
Đến nay, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt đã ký hợp đồng mua bán phần lớn căn hộ và bàn giao cho khách hàng, dù cho dự án chưa đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, sau nhiều thông tin phản ánh của báo chí, vẫn không thấy thông tin Sở Xây dựng xử phạt hành vi sai phạm này.
Nhập nhèm văn bản ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Võ Văn Hoan ký duyệt cho Hoa Lâm Shangri-La
Khu Y tế Kỹ thuật cao là dự án từng được hưởng nhiều ưu đãi về thuê đất. Năm 2008, trong văn bản số 925/TTg-KGVX, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu phát sinh các nội dung cụ thể vượt thẩm quyền, Ủy ban Nhân dân Thành phố tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Ngày 8/9/2017, UBND TP.HCM có văn bản số 5594/UBND-DA, do Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến ký, trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị điều chỉnh mục tiêu dự án tại lô D2 và D3 - Khu y tế kỹ thuật cao, của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La.
Dự án Aio City, trong Khu Y tế kỹ thuật cao, được rao bán giá lên đến 45 triệu/m2
Được biết, ngày 10/3/2018, UBND TP.HCM ra Quyết định số 950/QĐ-UBND và Quyết định số 951/QĐ-UBND, công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án Khu nhà ở D2 và Khu nhà ở D3, tại Khu Y tế Kỹ thuật cao, do Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến ký.
Điều khiến dư luận băn khoăn là trong phần căn cứ để ra 2 Quyết định này, không có văn bản nào ghi nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mục tiêu dự án. Như vậy, phải chăng UBND TP.HCM đã tự ý quyết định việc điều chỉnh mục tiêu dự án, mà không cần chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ?
Không chỉ nhập nhèm trong việc điều chỉnh mục tiêu các lô đất trong Khu Y tế Kỹ thuật cao, mới đây, UBND TP.HCM tiếp tục ra Quyết định điều chỉnh quy hoạch tại lô D2 và D3, nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi hành quyết định là 2 pháp nhân khác nhau.
Cụ thể, ngày 1/6/2020, UBND TP.HCM ra Quyết định số 1906/QĐ-UBND, do Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan ký, về duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu y tế kỹ thuật cao tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.
Theo đó, vị trí khu vực điều chỉnh quy hoạch gồm Lô D2, D3 nằm trong ranh giới đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu y tế kỹ thuật cao. Cơ quan tổ chức lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch là Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La. Cũng theo nội dung văn bản, Giám đốc Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều lạ là trước đó, ngày 10/3/2018, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký 2 văn bản công nhận Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 5 (Shangri-La 5) và Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 6 (Shangri-La 6) làm chủ đầu tư 2 dự án tại các Lô D2, D3. Rõ ràng Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 5, Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 6 và Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La là 3 pháp nhân riêng.
Việc Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án của 2 pháp nhân khác (Shangri-La 5 và Shangri-La 6) là chuyện khá hy hữu. Và câu chuyện UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh dự án của Shangri-La 5 và Shangri-La 6 nhưng yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La có trách nhiệm thi hành quyết định này thì có khác gì “râu ông nọ cắm cằm bà kia”?
Như Reatimes đã thông tin trong bài Ai đã ra tay “cứu thua” ngàn tỷ cho Hoa Lâm Shangri-La? việc điều chỉnh mục tiêu tại dự án Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao đã có nhiều thông tin “lùm xùm” xuất phát từ nhiều điểm nhập nhèm trong quá trình triển khai dự án.
Được biết, Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La đã đề nghị điều chỉnh mục tiêu và chức năng quy hoạch cho 2 hạng mục thành phần về nhà ở, tại lô D2 và D3 của Khu Y tế kỹ thuật cao từ “Khu nhà ở, căn hộ phục vụ cho nhu cầu của Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao” thành “Xây dựng và kinh doanh khu nhà ở, căn hộ (ưu tiên bán cho bác sỹ, y tá, điều dưỡng, cán bộ, công nhân viên làm việc tại Khu Y tế kỹ thuật cao)”.
Theo công ty này, việc quy định rõ cụm từ “phục vụ” thành “bán” là để hỗ trợ công ty giải quyết khó khăn như: Công ty lỗ lũy kế đến cuối năm 2016 là 1.000 tỷ đồng; đội ngũ y bác sỹ, cán bộ công nhân viên rất băn khoăn khi có từ “phục vụ” và cũng đề nghị được điều chỉnh là Khu căn hộ để bán phục vụ cho nhu cầu nhà ở của y, bác sỹ, cán bộ công nhân viên làm việc tại Khu Y tế…
Theo http://reatimes.vn/diem-mat-loat-du-an-dinh-dam-duoc-ong-tran-vinh-tuyen-nang-do-1594450282981.html
Cùng chuyên mục
- Tags:
- trong Khu Y tế kỹ thuật cao /
- Dự án Aio City /
- Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La /
- Khu Y tế Kỹ thuật cao /
- Khu nhà ở tại lô D2 /
- Trần Vĩnh Tuyến /
- Được biết /
- New City Thủ Thiêm /
- TP.HCM /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...