Điện Biên: Lấy ý kiến đầu tư dự án trồng cây Mắc ca xen Đàn hương và dược liệu

14:53 | 24/11/2020

DNTH: Thời gian qua, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện dự án và đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc trồng và phát triển cây mắc ca, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Trong phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Điện Biên tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến xin chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án trồng Mắc ca kết hợp cây Đàn hương và dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trại chăn nuôi lợn siêu nạc chất lượng cao tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.

 Điện Biên lấy ý kiến chủ trương đầu tư dự án trồng cây Mắc ca và dự án chăn nuôi lợn sạch
Điện Biên lấy ý kiến chủ trương đầu tư dự án trồng cây Mắc ca kết hợp cây xen Đàn hương và dược liệu và dự án chăn nuôi lợn sạch

Trồng Mắc ca kết hợp cây Đàn hương và dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo do Hợp tác xã Dược liệu Tây Bắc làm chủ đầu tư với quy mô 742,1 ha, trong đó: Diện tích đầu tư trồng Mắc ca kết hợp với trồng cây Đàn hương và cây dược liệu được xác định là 737,9 ha; Nhà điều hành, khu tập kết sản phẩm là 4,2 ha.

Dự án trồng cây Mắc ca và cây Đàn hương trong 3 năm từ 2021 - 2023; trồng cây dược liệu dưới tán trong 5 năm từ năm 2021 - 2025 và chăm sóc, thu hoạch và chế biến cây Mắc ca và cây Đàn hương trong 47 năm còn lại.

Mục tiêu Dự án, tạo ra được vùng trồng cây Mắc ca tập trung, hiện đại kết hợp với trồng cây Đàn hương, cây dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, chủ động được vùng nguyên liệu cung cấp ổn định cho nhà máy chế biến sau khi xây dựng...

Dự án có tổng vốn đầu tư là 375 tỷ 572 triệu đồng, trong đó: Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư: 59 tỷ 771 triệu đồng (chiếm 15,9% tổng mức đầu tư); Vốn huy động: 315.801 triệu đồng (chiếm 84,1% tổng mức đầu tư).

g thực tế cho thấy Điện Biên là nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng loại cây này
Thực tế cho thấy Điện Biên là nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng và phát triển cây mác ca

Sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch phát triển cây mắc ca, tỉnh Điện Biên đã cho chủ trương đầu tư 5 dự án trồng mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tổng quy mô trồng tập trung trên 17.200ha. Đến nay, 8/10 địa phương đã trồng mắc ca, tổng diện tích hơn 3.200ha theo 2 hình thức trồng thuần và trồng xen. Hiện đã có khoảng 8ha cho thu hoạch, tổng sản lượng giai đoạn 2015 - 2019 đạt gần 35 tấn.

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đa số đại biểu cho rằng, việc đề xuất thực hiện dự án Đầu tư trồng Mắc ca kết hợp trồng cây Đàn hương và dược liệu tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo của Hợp tác xã dược liệu Tây Bắc phù hợp với chủ trương của Chính phủ và của tỉnh trong việc khuyến khích, thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Dự án phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Tuần Giáo nói riêng; phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trong việc đầu tư phát triển các loài cây có giá trị kinh tế cao, chủ lực nhằm nâng cao giá trị trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu còn băn khoăn về nguồn vốn của nhà đầu tư, quy mô diện tích dự án...

Ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng đồng thuận chủ trương đầu tư của dự án, vì dự án phù hợp với chủ trương của tỉnh về phát triển cây Mắc ca. Tuy nhiên, trước khi trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư làm rõ hơn năng lực tài chính của chủ đầu tư và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ để Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bên cạnh đó, cũng tại phiên họp đối với Dự án Trại chăn nuôi lợn siêu nạc chất lượng cao, tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên do Công ty TNHH Quốc Toản làm chủ đầu tư, ông Đô và đại biểu đồng thuận chủ trương đầu tư của dự án. Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần xác minh rõ địa điểm thực hiện dự án, trọng tâm là khoảng cách trang trại chăn nuôi; mô tả công nghệ xử lý môi trường, đặc biệt xử lý phân. Riêng nhà đầu tư cần bổ sung báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2020.

Mai Quỳnh

Theo THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

XEM THÊM TIN