Diễn biến mới nhất của 1.353 container cherry Chile xuất khẩu chậm trễ sang Trung Quốc

07:35 | 28/02/2025

DNTH: Kết quả kiểm tra của Hải quan Trung Quốc cho thấy, lô cherry Chile không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu và đưa ra hai phương án: tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy tại Trung Quốc.

Sự kiện nói trên là lời cảnh tỉnh thiết thực nhất cho những doanh nghiệp đang xuất khẩu hoa quả và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn dẫn đăng bài viết trên trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm định hoa quả xuất khẩu mà Việt Nam từng phải đối mặt hồi đầu năm với các lô sầu riêng.

Một trong những tàu Maersk Cherry Express chở anh đào Chile vào đầu mùa vụ 2024/25. Ảnh: Freshplaza.

Một trong những tàu Maersk Cherry Express chở anh đào Chile vào đầu mùa vụ 2024/25. Ảnh: Freshplaza.

Sau nhiều lần bị trì hoãn, tàu Maersk Saltoro đã cập cảng Nanshang, Trung Quốc và bắt đầu kiểm tra 20 container cherry đầu tiên. Kết quả xét nghiệm từ phòng thí nghiệm Trung Quốc được công bố và xác nhận thông tin xấu nhất: "Toàn bộ số cherry phải tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy tại Trung Quốc". Tuy nhiên, các cơ sở xử lý rác thải và cơ quan cảng hiện nay không đủ năng lực để xử lý lô hàng lớn như vậy.

Các nhà xuất nhập khẩu có container trên tàu Saltoro bày tỏ sự lo ngại lớn khi chưa nhận được thông tin chính thức về yêu cầu bồi thường và các quy trình liên quan. Theo ước tính ban đầu từ các chuyên gia trong ngành, chi phí xử lí cho 1.353 container, tổng trọng lượng khoảng 25.000 tấn, có thể lên tới 25 triệu USD. Các chế độ bảo hiểm dự kiến sẽ phải mất nhiều tháng để hoàn thành do quy mô và khối lượng yêu cầu liên quan rất lớn. 

Vào ngày 24/2, việc dỡ hàng đã được khôi phục và thêm 300 container được kiểm tra. Hải quan Trung Quốc xác nhận sẽ kiểm tra 100% số lô hàng, với khoảng 300-600 container tiếp tục được dỡ xuống vào 25/2. Sau khi tiến hành kiểm tra và đưa ra phương án tiêu hủy hoặc tái xuất khẩu, cho đến nay, vẫn chưa có container nào hoàn thành bước tiếp theo trong quy trình.

Dù sự cố này đang thu hút sự chú ý lớn từ người dân, các loại trái cây khác từ Chile vẫn tiếp tục được xuất khẩu. "Điều quan trọng là phải tiếp tục tiến lên và không nên chỉ tập trung vào vấn đề này. Ngành công nghiệp trái cây Chile vẫn đang phát triển với nhiều loại trái cây được xuất khẩu ra thế giới. Chúng ta cần nhanh chóng vượt qua khó khăn này, giữ vững nhịp độ và tiến lên", một nhà xuất khẩu trái cây Chile cho biết.
 

Hiện nay, Hiệp hội Trái cây Chile đang theo dõi sát sao tình hình và tổ chức các cuộc họp với lãnh sự quán, tùy viên thương mại của Cơ quan Xúc tiến Thương mại Chile tại Trung Quốc để thảo luận về các kịch bản tiếp theo. Ngành công nghiệp trái cây và các bên liên quan vẫn đang hồi hộp chờ đợi thông báo chính thức tiếp theo từ cơ quan chức năng.

Năm nay, xuất khẩu cherry của Chile cao hơn 60% so với năm 2024, gây nên tình trạng dư thừa nguồn cung và không được tiêu thụ hết tại thị trường. Bên cạnh đó, sự cố tàu Maersk Saltoro vận chuyển chậm chễ lô cherry Chile đến Trung Quốc cũng góp phần làm giá cherry giảm mạnh.

Theo ông Luis Ahumada, Giám đốc Công ty xuất khẩu trái cây Los Olmos, năm nay sản xuất dư thừa khiến giá cherry giảm đến 50%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Tại Việt Nam, cherry Chile cỡ nhỏ được bán với giá 149.000 đồng/kg (tương đương 5,9 USD) tại các chợ và nhà bán lẻ trực tuyến. Với cherry cỡ lớn hơn, giá dao động 180.000-220.000 đồng/kg. Mức giá này thấp hơn 20-25% so với năm 2024 và giảm từ 350.000 đồng so với tháng 1/2025.

Theo Nongnghiep.vn

Nguồn: https://nongnghiep.vn/dien-bien-moi-nhat-cua-1353-container-cherry-chile-xuat-khau-cham-tre-sang-trung-quoc-d423024.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Biến động giá nông sản toàn cầu năm 2025: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

DNTH: Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều biến động từ thị trường toàn cầu, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để tái cấu trúc và nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông...

Thị trường nông sản: Tại sao giá gạo vẫn cao ở Nhật Bản?

DNTH: Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạ giá gạo bằng cách khai thác kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, giá ngũ cốc chủ yếu của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. 

Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa

DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản...

Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI

DNTH: Để giữ vững và phát triển vị trí là một trung tâm FDI, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

Sầu riêng Dona đầu mùa giá cao, nông dân ĐBSCL phấn khởi

DNTH: Hiện giá sầu riêng Dona loại 1 được thu mua ngay tại vườn với giá dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại sầu riêng khác.

Cao su Chư Sê – Kampong Thom tổ chức lại đội sản xuất trực thuộc công ty

DNTH: Trước yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức theo chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Công ty CP Cao su Chư Sê – Kampong Thom vừa tiến hành tái cấu trúc toàn diện.

XEM THÊM TIN