Điện Biên Phủ 70 năm nhớ lại
11:51 | 22/04/2024
DNTH: Những ngày này cách đây 70 năm, trong con ngõ Ngọc Hồi (phố Ngọc Hà, Hà Nội) bỗng chộn rộn hẳn lên. Ông Ký giây thép cứ thầm thì to nhỏ với bố tôi, chú Cả Cát và mấy ông trong ngõ điều gì đó hệ trọng lắm.
Ở tuổi 12, tôi đang học Primaire ở trường Lạc Long, bèn mạnh dạn hỏi thầy giáo Dĩ về “Groupe fief Dien Biên Phu” (Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ) là cái gì mà bố tôi và các bạn già trong ngõ cứ thì thào nhiều thế. Thày Dĩ véo tai tôi, hạ giọng: “Secret! Extremement secret!” (Bí mật, cực kỳ bí mật!). Trò không cần biết, nghe chửa!
Thì ra Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Tướng De Castries sắp thất thủ. Và quả nhiên ngày 8/5/1954, có mấy tờ nhật trình ở Hà Nội đã đăng tin quân Pháp bại trận và đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Mấy tờ báo ấy, tôi còn giữ được cho đến hồi sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom Hà Nội năm 1972 mới mất.
Tuổi thơ tôi biết về Điện Biên Phủ như vậy, cho đến khi là phóng viên TTXVN, tôi mới có nhiều dịp lên Điện Biên Phủ, xuống hầm De Castries, thắp hương trên mộ anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện… và lặng lẽ nhớ đến người chỉ huy mặt trận tài danh đã làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong căn hầm Đại tướng ở Mường Phăng.
Tôi nhớ dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi được giao tháp tùng và đưa tin lãnh đạo Đảng thăm Điện Biên Phủ. Đoàn đi bằng máy bay trực thăng, nghe nói là chuyên cơ từng phục vụ Bác Hồ. Chuyến công tác để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về đất và người Điện Biên Phủ. Tôi nhớ phía cửa hầm De Castries có một cây sung cành lá xum xuê che một phần bức phù điêu tả cảnh De Castries và quan quân của ông ta ra hàng.
Đối diện với căn hầm là một vườn hồng, đang cữ hoa nở rực rỡ. Những địa danh nổi tiếng như đồi A1, đồi Độc Lập, Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam gợi nhớ những ngày bão lửa. Phía đầu cầu Mường Thanh, có dấu tích lô cốt của chỉ huy pháo binh của quan đội Pháp tại mặt trận. Lần giở tư liệu, thì ra viên trung tá nổi tiếng này là Charles Piroth, thương binh mất một cánh tay trong chiến tranh chống phát xít Đức, từng được tặng thưởng Bắc đẩu Bội tinh. Đến Điện Biên Phủ, Charles Piroth tự tin tuyên bố sẽ cho Việt Minh biết thế nào là pháo binh Pháp. Nào ngờ, khi pháo binh ta đổ lửa xuống lòng chảo Mường Thanh, Charles Piroth chỉ còn biết cầu Chúa và chỉ huy phản pháo yếu ớt vào các trận địa giả với các ống bương bôi đen như nòng pháo. Thất bại ê chề sau 48 giờ đấu pháo, Charles Piroth đã nổ lựu đạn tự sát, chấm dứt sự nghiệp của một tư lệnh pháo binh chiến dịch.
Theo Phóng viên TTXVN tại Paris, vào thời điểm đầu năm 1993, đại bộ phận nhân dân Pháp ủng hộ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, là nguyên thủ đầu tiên ở các nước Tây Âu tới thăm Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những người quyết liệt phản đối việc Tổng thống thăm Điện Biên Phủ. Đại tướng Marcel Bigeard (1916 - 2010), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, cựu tù binh tại Điện Biên Phủ lên tiếng: “Điện Biên Phủ là nỗi sỉ nhục với nước Pháp. Tổng thống không nên đến đó!”. Nhưng chuyến thăm lịch sử vẫn diễn ra và điều bất ngờ là sau này, trước khi mất vào năm 2010, Đại tướng Marcel Bigeard lại di chúc mong muốn thi hài ông được hỏa táng lấy tro rải xuống Điện Biên Phủ!
Sân bay Mường Thanh chiều 10/2/1993, lần đầu tiên sau đúng 39 năm mới có chiếc máy bay mang cờ ba màu của nước Pháp hạ cánh xuống đây, đưa Tổng thống Francois Mitterrand thăm chiến trường xưa. Tổng thống bước ra cầu thang máy bay, dừng lại và phóng tầm mắt nhìn khắp lòng chảo Điện Biên Phủ rồi mới cùng tùy tùng lên xe ô tô tới thăm di tích hầm De Castries. Vào trong hầm, ông quan sát kỹ Sở chỉ huy của tướng De Castries. Căn hầm được bọc bởi những cánh cung thép và lớp bê tông cốt thép kiên cố.
Vị Tổng thống của nước Pháp lặng lẽ ngắm nghía hồi lâu những vật dụng chiến tranh đã ám màu thời gian. Ông đặt tay lên chiếc bàn làm việc của tướng De Castries, lặng im. Quá khứ và hiện tại đan xen, quyện chặt trong thời khắc ấy. Ánh mắt của Tổng thống Pháp đầy ưu tư, có lẽ ông đang ngẫm nghĩ về một trang sử bi thương và hôm nay đã dũng cảm đến nơi đây để khép lại quá khứ, đồng thời mở ra chương mới trong quan hệ hai nước Việt - Pháp.
Nhân 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, xin trích lại đôi dòng xem người Pháp viết gì về ngày lịch sử này 70 năm trước.
Jean Pouget - Sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của tướng Navarre trong tác phẩm “Nous étions à Dien Biên Phu” (Chúng ta ở Điện Biên Phủ) đã miêu tả ngày 7/5/1954: “Vào sáng ngày hôm ấy, Eliane 4 (theo cách gọi của Pháp, tức đồi C2 theo cách gọi của Việt Minh) vốn đã bị pháo kích suốt đêm, đến 5h sáng, lại bị bộ binh Việt Minh tấn công”.
Còn tác giả Jules Roy trong “La Bataille de Dien Bien Phu” (Trận Điện Phủ dưới con mắt người Pháp) đã miêu tả trận chiến nơi quanh đồi C: Bộ đội Việt Minh leo lên các đỉnh cao đồi C, tiếng reo hò lượn theo gió mỗi đợt họ lên đến đỉnh. Trên triền núi và đỉnh của đồi C, họ reo hò chiến thắng và giơ cao vũ khí lên, phấn khởi, khi họ trông thấy dòng sông vàng đục uốn lượn và khu doanh trại của tập đoàn cứ điểm bị cày xới. Trước sức mạnh của Việt Minh, pháo của tập đoàn cứ điểm dẫu còn 30 quả đạn 105 ly và 10 quả 120 ly nhưng cũng đành câm lặng. Máy bay tiêm kích trút bom, vãi đạn nhưng cũng chỉ gây rối loạn được trong mười phút lại bay đi. Đến 9h40, nơi đây thất thủ hoàn toàn.
Trong cuốn sách “Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm” (Les 170 jours de Dien Bien Phu), Erwan Bergot (vốn là trung úy tham chiến tại Điện Biên Phủ) viết: “Từ 11h sáng, không còn một vị trí nào ở phía Đông sông Nậm Rốm có thể giữ được. Tất cả các đồn bốt đều bị quân địch tràn ngập”.
Chiều ngày 7/5 ấy, 17h lệnh ngừng bắn được thực hiện ở trận địa Điện Biên Phủ với thắng lợi thuộc về Việt Minh, quân Pháp đầu hàng. Một vài nơi vẫn còn sự chống cự như Isabelle (phân khu Nam, gồm 5 cứ điểm, ta gọi là Hồng Cúm.
Ở Pháp, lúc 17h ngày 7/5 (ở Việt Nam là 1h sáng ngày 8/5), Tổng thống Laniel báo cáo trước Quốc hội Pháp sự thất thủ ở Điện Biên Phủ. Tướng De Castries đêm trước đó như lời Jean Pouget cho biết, đã “đề nghị tiếp tế gấp đạn súng cối tất cả các cỡ. Bốn mươi hai tấn hàng đã thả xuống, nhưng không thu nhặt được một kiện hàng nào”.
Trong mười đêm liền, viên tướng này thức trắng. Thế nên lúc 10h khi gọi điện cho tướng Cogny ở đại bản doanh tại Hà Nội, giọng De Castries đã yếu đi. De Castries “đề nghị cố thực hiện một cuộc hành quân rút chạy”. Theo kế hoạch, lương thực ăn đường bằng đồ hộp nhẹ với bánh bích quy, chocolate bổ dưỡng, cùng đồng bạc trắng người Mông sẽ được phát cho lính dù và lính lê dương, để thực hiện cuộc rút chạy.
Những giờ phút cuối cùng của viên chỉ huy De Castries được thể hiện qua Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm khá bi đát. Trong hầm chỉ huy trung tâm, các sĩ quan trong ban chỉ huy cảm thấy cay đắng vì thua trận. Còn tướng De Castries thì sao?
“De Castries che đậy nỗi bối rối bằng cách chỉnh đốn trang phục, thắt lại chiếc khăn quàng nổi tiếng của kỵ binh”. Đại tá Langlais thì tỏ ra bực bội dẫu im lặng. Trong khi đó chỉ huy pháo binh Allioux cho bắn hết những quả đạn cối cuối cùng. Trong lúc gần như là chờ đợi sự xuất hiện của bộ đội ta, theo lời Jules Roy, Langlais đốt thư từ, sổ tay riêng… Các sĩ quan phụ tá đốt giấy tờ của ban chỉ huy và hủy máy đánh chữ.
Vào lúc những người lính Việt Minh đầu tiên xông đến hầm chỉ huy (đoàn 5 người do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu), người Pháp tỏ ra lo sợ khi “từ lính cơ quan phục vụ đến các đơn vị chiến đấu, lính pháo, lái xe, lái máy bay, thông tin, đã cảm thấy cái chết trong tâm hồn”, miêu tả của Erwan Bergot.
Riêng De Castries, trong “Trận Điện Phủ dưới con mắt người Pháp” cho biết, khi bộ đội Việt Minh xuống hầm, De Castries tay áo xắn lên, trang phục mang huân chương. “Trung sĩ lính dù Paseerat de Silans thuộc phòng 3 của Langlais cảm động là khi tiểu liên chĩa vào người, Castries đã kêu lên: “Đừng bắn tôi!”. Câu ấy không đúng giọng điệu của Castries, có thể để làm dịu thái độ đe dọa của tổ lính Việt Minh, ông đã bảo: “Các ông không định bắn đấy chứ?”.
De Castries lúc bị dẫn lên đường hào, măt ông ta tái xám dưới chiếc mũ ca lô đỏ, môi ngậm điếu thuốc lá và bị chói mắt vì ánh nắng. Sau đó viên tướng Pháp được áp giải lên chiếc xe Jeep. Còn Langlais thì mặt lầm lì, câm lặng; Bigeard đầu cúi gằm dưới chiếc mũ bê rê… trong thân phận tù binh…
70 năm là một đời người. Dấu tích chiến trường xưa không còn nhiều. Và những chiến sĩ Điện Biên Phủ cuối cùng ngày ấy hầu hết đang quây quần bên Tướng Giáp bên kia bầu trời. Hình ảnh của họ đã và đang tồn tại trên bức tranh toàn cảnh Chiến thắng Điện Biên Phủ rộng trên 3.100 m2 - lớn nhất thế giới trên tầng hai Bảo tàng Điện Biên Phủ. Trên 4.000 nhân vật trong bức tranh khổng lồ được thể hiện rất thật, sống động và có hồn đã cho chúng ta, những người hậu thế một cách nhìn thỏa mãn, tự hào bởi chiến công lịch sử của cha ông.
Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu
DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Miền Bắc thấp nhất 5 độ C
DNTH: Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa khiến sáng nay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 5 độ C, vùng núi cao xuống dưới 10 độ, đồng bằng phổ biến 15-16 độ.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có quy mô hàng tỉ USD
DNTH: Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết dự kiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới hàng tỉ USD.
Cách mạng tinh gọn bộ máy phải làm đến cùng, triệt để
DNTH: Chuyên gia cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, phải đảm bảo nghiên cứu thấu đáo, “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng thận trọng, cẩn thận.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng
DNTH: Bộ Tài chính vừa đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế trên 120 ngày với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng các huyện miền núi Thanh Hóa
DNTH: Ngày 7/12, tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...