Điện gió: Cẩn trọng vỡ quy hoạch!
10:13 | 18/06/2020
DNTH: Với gần 12.000 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch, khó tránh nỗi lo vỡ quy hoạch và thiếu lưới truyền tải.
Thủ tướng Chính phủ trong Văn bản số 693 ngày 9-6 đã đồng ý bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực theo đề nghị trước đó của Bộ Công Thương với lý do nhiều nguồn điện than đang bị chậm tiến độ.
Cụ thể, theo tính toán nhu cầu của Bộ Công Thương, đến năm 2025, nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch ở phương án cao là 11.630 MW, chiếm đến 20% tổng nguồn điện cả nước. Tức là ngoài 4.800 MW đã được bổ sung quy hoạch thì có thêm khoảng 7.000 MW dự án mới được tiếp tục bổ sung.
Bộ Công Thương khi kiến nghị bổ sung dự án cũng đã đề xuất hàng loạt dự án truyền tải điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện để đồng bộ giải tỏa công suất điện gió . Tuy vậy, trên thực tế, triển khai lưới điện mất khá nhiều thời gian nên không dễ chạy kịp tiến độ của các dự án điện gió tư nhân, kéo theo việc dự án năng lượng tái tạo được triển khai ồ ạt nhưng thiếu lưới truyền tải có nguy cơ tái diễn như điện mặt trời cách đây không lâu.
Nguồn điện gió dự kiến phát triển bằng 20% tổng nguồn điện, gây lo ngại tái diễn tình trạng thiếu lưới truyền tải .Ảnh: NGUYỄN HẢI
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, nêu đặc điểm của các dự án điện gió là suất đầu tư lớn, khoảng 1,8-2 triệu USD/MW đối với dự án sử dụng thiết bị nguồn gốc châu Âu, cao gấp đôi suất đầu tư dự án điện mặt trời. Do vậy, rủi ro của các dự án điện gió cũng cao hơn nhiều so với các nguồn khác. "Nếu đưa vào lượng công suất điện gió quá lớn mà không có lưới để giải tỏa hết công suất thì gây thiệt hại lớn với nhà đầu tư và cả xã hội, đặc biệt là ngân hàng không thu hồi được nợ nếu dự án chết lâm sàng" - ông Thịnh nói và đề nghị có lộ trình đưa dự án điện gió vào quy hoạch phù hợp với lộ trình xây dựng lưới.
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), con số gần 12.000 MW điện là rất lớn so với tổng nguồn điện quốc gia. Khi bổ sung vào quy hoạch lượng công suất lớn như vậy, ông Sơn băn khoăn khả năng việc nhà nước "bơm" tiền xây dựng các dự án lưới điện tương ứng trong bối cảnh lĩnh vực này vẫn chưa được tư nhân hóa.
"Ở nhiều quốc gia, nguồn năng lượng tái tạo được xây dựng để thay thế cho nguồn thiếu hụt và phải nhập khẩu. Do đó, dự án năng lượng tái tạo được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ. Còn ở Việt Nam, các dự án điện mặt trời và điện gió được xây dựng ở những khu vực đáp ứng điều kiện tự nhiên, đất đai nhưng lại không có nhu cầu sử dụng lớn. Ngược lại, khu vực có nhu cầu điện lớn lại không thể làm điện gió, điện mặt trời. Điều này dẫn đến quá tải cục bộ trên lưới và rất khó xử lý. Nếu không có quy hoạch hợp lý về lưới điện thì giá trị của nguồn điện gió sẽ không được khai thác hiệu quả" - ông Sơn phân tích.
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cũng lưu ý cơ quan quản lý cần tiến hành đánh giá tổng thể thực trạng nguồn điện, mức độ phân bổ… để phê duyệt dự án hợp lý. Đặc biệt, tránh tình trạng bổ sung quy hoạch theo ý chí của cá nhân, địa phương theo hình thức "đặt gạch", khiến cho quy hoạch bị phá vỡ.
Liệu tránh được "vết xe đổ"?
Ông Hà Đăng Sơn cho rằng xây dựng đường dây tải điện phục vụ nối lưới cho điện gió có nhiều thuận lợi hơn điện mặt trời. Nguyên nhân là bởi dự án điện mặt trời chỉ mất 4-6 tháng để hoàn thiện sau khi được vào quy hoạch nên tốc độ xây dựng lưới truyền dẫn không thể theo kịp tốc độ đưa dự án vào vận hành. Trong khi đó, dự án điện gió có thời gian xây dựng khá lâu, gồm ít nhất 6 tháng đo đạc lưu lượng gió, 6-9 tháng đặt hàng tua-bin gió từ nước ngoài, 3 tháng vận hành tua-bin đến nơi xây dựng... Do vậy, sẽ có thời gian hợp lý để xây dựng đường dây truyền tải kịp tiến độ đưa dự án vào vận hành. Ngoài ra, phát điện gió ít bị ngắt quãng hơn điện mặt trời (ngừng vào ban đêm) nên đầu tư lưới cho điện gió hiệu quả hơn, có khả năng được quan tâm đầu tư hơn.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- vỡ quy hoạch /
- vốn đầu tư /
- quy hoạch phát triển /
- dự án điện mặt trời /
- dự án điện /
- điện gió /
- năng lượng tái tạo /
- tập đoàn điện lực /
- Thủ tướng Chính phủ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...