Điện vẫn bị lãng phí

08:26 | 27/03/2019

DNTH: Với lý do là để có đủ tiền thanh toán cho các đối tác, từ ngày 20/3 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiến hành điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân lên thêm 8,36%. Đây vẫn là một vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam, vì việc tăng giá điện bao giờ cũng gây những lo ngại về ảnh hưởng tới đời sống người dân và hoạt động của các DN.

 Ở Việt Nam hiện nay, để tạo ra 1 USD GDP đang phải sử dụng gần 1 kWh điện, gấp đôi Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và một số nước khác 

Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu công khai, minh bạch trong biểu giá bán điện, việc giá bán điện tăng cũng có phần nguyên nhân từ việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vẫn còn nhiều lãng phí là tình trạng chung từ sản xuất, phân phối, đến tiêu dùng.
Vào giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Chương trình đặt mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 đến 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025; giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,5%. 
Trước đó, đã 2 lần Việt Nam công bố chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được tổng kết một cách thật rõ ràng là các mục tiêu có đạt được hay không, đạt được đến mức nào. Trong khi nhu cầu điện không ngừng tăng cao, thậm chí ngành điện phải xây dựng những kịch bản tăng sản lượng điện hàng năm trên 10% thì ở chiều ngược lại, mức tổn thất về điện trên đường dây và trên hệ thống hiện khoảng 8 - 9%. Khâu sản xuất, phân phối lãng phí trong khi vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tiêu thụ điện năng sau nhiều năm vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực. 
Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Âu hay Bắc Mỹ, Nhật Bản… nhu cầu năng lượng chỉ tăng khoảng 1%/năm, có những nước đạt tăng trưởng âm, do áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, để tạo ra 1 USD GDP đang phải sử dụng gần 1 kWh điện, gấp đôi Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và một số nước khác và gấp bốn lần so với Philippines, Indonesia... Điều này đồng nghĩa với những tác nhân đang gây tác hại ngày càng nhiều lên môi trường, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bên cạnh đó, cùng với việc công khai, minh bạch các thành phần trong biểu giá bán của ngành điện cũng đã đến lúc phải làm rõ chuyện: Ai là người sử dụng không hiệu quả, hay nói cách khác: Ai là thủ phạm gây lãng phí? Các tập đoàn Nhà nước, các địa phương, các ngành? Đã đến lúc phải xây dựng một cơ sở dữ liệu để qua đó, cùng với việc ngành điện công khai các số liệu đầu vào, mức độ tổn thất thì các ngành, các tập đoàn, DN, khách hàng sử dụng năng lượng đều phải có trách nhiệm trong việc nâng cao ý thức sử dụng điện của mình. Đi cùng với đó là những chế tài xử lý, giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp giảm những bức xúc về cách tính giá điện mà còn tăng ý thức sử dụng các giải pháp, thiết bị thay thế, tiết kiệm điện năng, giúp tăng hiệu quả đầu tư của nền kinh tế mà còn góp phần giảm phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiết thực bảo vệ môi trường.

Theo KTĐT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN