Điêu đứng vì Covid - 19: Nhà đầu tư điện gió muốn được gia hạn giá FIT
16:03 | 08/01/2022
DNTH: Không kịp đưa dự án vào vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021, nhiều nhà đầu tư điện gió lâm cảnh khó khăn và đang nóng lòng muốn được gia hạn giá FIT.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, số dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN là 146 dự án với tổng công suất hơn 8.100 MW. Khi giá FIT cho điện gió hết hạn vào ngày 31/10/2021, có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.980,27 MW được công nhận vận hành thương mại COD. Như vậy, số còn lại đã không kịp vận hành trước mốc thời gian này.

Nhiều chủ đầu tư đã bỏ hàng nghìn tỷ đồng ra làm dự án, nhưng việc không kịp COD đã khiến các dự án này lâm cảnh "điêu đứng". Đến nay, cơ chế cho các dự án thuộc diện này vẫn còn chưa rõ.
Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành mới đây, đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phong điện Gia Lai cho biết: ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Vì lý do bất khả kháng này nên dù đã rất cố gắng nhưng chỉ 1/25 trụ (4% công suất điện gió của công ty được công nhận COD trước thời điểm 31/10/2021 để hưởng giá FIT ưu đãi theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg và 24 trụ (96%) còn lại đã hoàn thành nhưng hiện chưa được COD do chưa có chính sách tiếp theo cho điện gió.
Công ty Cổ phần Điện gió Hanbaram (Ninh Thuận) cũng lâm cảnh tương tự. Gửi văn bản "kêu cứu" đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, công ty này cho biết, nhà máy điện gió Hanbaram có công suất 117 MW với 29/29 trụ Tuabin, khởi công từ tháng 10/2020, đến ngày 31/10/2021 đã lắp đặt và kết nối 29/29 trụ Tuabin; hoàn thành toàn bộ đường dây và trạm biến áp đấu nối lên hệ thống lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, chỉ 6/29 trụ (20% công suất) của nhà máy được công nhận COD trước thời điểm 31/10/2021 để hưởng giá FIT ưu đãi theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, còn 23 trụ (80%) đã hoàn thành nhưng chưa được công nhận COD do Quyết định 39/2018/QĐ-TTg hết thời hạn và chưa có chính sách tiếp theo.

Theo các nhà đầu tư, việc chậm hoàn thành các thủ tục để được công nhận COD là do dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như thế giới và một số nguyên nhân khách quan khác. Đơn cử như vào tháng 3/2021, tàu container Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez ở Ai Cập đã làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển toàn cầu, trong đó có thiết bị điện gió về Việt Nam. Mặc dù, chủ đầu tư đã cố gắng thu xếp để hàng về cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) vào tháng 5/2021 nhưng ngay sau đó, đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh mẽ, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, nên đến tháng 9/2021, thiết bị mới ra được khỏi cảng. Quá trình vận chuyển thiết bị từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Ninh Thuận, Gia Lai cũng như huy động nhân lực thi công, lắp đặt cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều địa phương thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, quá trình đưa chuyên gia từ nước ngoài sang Việt Nam cũng cực kỳ phức tạp, với các quy định phòng, chống dịch ngặt nghèo ở nhiều nơi khiến thời gian tăng từ 6 tuần lên đến 10 tuần.
Ông Trịnh Đức Trường Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An Cà Mau cho rằng: triển khai xây dựng dự án đúng vào đợt Covid - 19 bùng phát mạnh nhất nên nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc để có thể đến công trường, tương đối khó khăn. Chẳng hạn, việc vận chuyển Tuabin từ nước ngoài về phải qua rất nhiều khâu kiểm dịch, sau đó tập trung tại cảng Đá Son, Vũng Tàu. Để kiểm soát được thiết bị thì cần con người, nhưng việc đưa cán bộ kỹ thuật vào tương đối khó khăn do tỉnh có những quy định gắt gao.
Gần 40 dự án khác như Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai, Yang Trung (Gia Lai), Công ty Điện gió Hoà Đông 2, Công ty Điện gió Lạc Hoà 2… cũng đang lâm cảnh tương tự vì tác động của đại dịch Covid - 19.
Các chủ đầu tư này cho rằng nếu không có chính sách kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thì không chỉ có chủ đầu tư mà các nhà thầu trong nước và quốc tế sẽ có nguy cơ phá sản. Nhiều chủ đầu tư kiến nghị, Chính phủ sớm xem xét gia hạn Quyết định 39/2018/QĐ-TTg thêm từ 3 - 6 tháng để các nhà máy hoàn thiện thử nghiệm COD. Sau thời gian này, các chủ đầu tư mà không thể hoàn thành thì họ cũng “tâm phục, khẩu phục”.
Nhìn câu chuyện về giá FIT cho dự án điện gió, phát biểu tại tọa đàm do Theleader tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo cho rằng: trong trường hợp bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát, cần phải có sự hỗ trợ, chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, như Nhà nước gia hạn giá FIT, đề ra cơ chế cho nhà đầu tư an tâm. Bởi vì, đầu tư cho năng lượng gió rất lớn, không được đấu nối phát điện thì lãng phí, gây thiệt hại với cả nhà đầu tư lẫn nền kinh tế, xã hội. Hiện nay nhiều đề xuất đưa ra nhưng làm thế nào vẫn chưa rõ. Nhà đầu tư bất an, lo lắng vì phát sinh những việc ngoài tầm kiểm soát…

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025
DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025
DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"
DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...
Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...
Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới
DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...