Doanh nghiệp dệt may lao đao vì Covid-19

12:05 | 09/08/2020

DNTH: Tính riêng Quý II/2020, doanh thu thuần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) giảm 36% so với cùng kỳ.

Theo số liệu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn đều sụt giảm, đòi hỏi phải thay đổi chiến lược sản xuất và xuất khẩu.

Tính riêng Quý II/2020, doanh thu thuần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) giảm 36% so với cùng kỳ. Không chỉ nguồn cung nguyên phụ liệu bị gián đoạn mà thị trường xuất khẩu giảm mạnh.

Để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp đã phải chủ động điều tiết sản xuất, đồng thời linh hoạt điều chỉnh các đơn hàng nhằm đáp ứng tình hình mới. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng các nguồn lực, phát triển thị trường ngách, nhận những đơn hàng nhỏ, khó, đòi hỏi kỹ thuật cao...

doanh nghiep det may lao dao vi covid 19
Dự báo, những tháng cuối của năm, mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may.

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, ngay từ giữa năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã gần như quay trở lại bình thường, các đơn hàng truyền thống bắt đầu được sản xuất, tuy nhiên, khi xuất hiện các ca nhiễm mới trong cộng đồng, các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng và đều buộc phải chuyển hướng sản xuất.

"Ngành dệt may có những đặc thù riêng, khác với các ngành khác, đơn hàng đã ký với khách hàng là phải trả hàng đúng hạn, tuy vậy, bản thân khách hàng cũng đang trong bối cảnh của toàn thế giới, họ có những thông cảm và chia sẻ, trong đó có những đơn hàng có mà tính chất hơi đặc biệt, bất khả kháng thì hai bên sẽ thương thảo với nhau, gia hạn thời gian giao hàng.

Tình hình diễn biến dịch bệnh nóng lại, chúng tôi cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất khẩu trang. Các doanh nghiệp cũng đã rất có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, chuyển đổi từ sản xuất quần áo bình thường sang sản xuất khẩu trang" - ông Hiếu cho biết.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng: "Chúng ta phải chấp nhận một cuộc chơi mà ngày hôm nay thế này, ngày mai khác rồi, phải hoàn thành những đơn hàng đang có, với chất lượng, năng suất tốt nhất và đúng hạn, để tránh được rủi ro lớn nhất về mặt tài chính là hủy hàng, phải hết sức lưu ý về câu chuyện quản trị sản xuất, đáp ứng tiêu chí, sáng tạo, linh hoạt, thay đổi, thích ứng trong tình hình mới hiện nay".

Sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi, những tháng cuối năm là thời điểm khó khăn nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải năng động, tìm ra các giải pháp ứng phó với những diễn biến nhanh của tình hình dịch bệnh và thị trường.

Bá Toàn

Theo VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN