Doanh nghiệp dệt may xin miễn thuế nhập khẩu

15:43 | 13/12/2018

DNTH: Hiệp hội Dệt may Việt Nam mới đây đã kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan sửa đổi nghị định 134 theo hướng tiếp tục cho phép doanh nghiệp hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại chỗ.

 Hiệp hội Dệt may cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đang hoạt động theo hình thức nhập nguyên phụ liệu để sản xuất xuất khẩu (Ảnh TL)
 

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, Hiệp hội đã nhận được ý kiến phản ánh của Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên, Công ty TNHH may Tinh Lợi cùng nhiều doanh nghiệp hội viên về quy định không được miễn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo Nghị định 134 ngày 1/9/2016 của Chính phủ và công văn 5826 ngày 5/10/2018 của Tổng cục Hải quan.

 

Theo đó, hình thức xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế nhập khẩu và trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang đó bán sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (xuất khẩu sản phẩm theo loại hình xuất khẩu tại chỗ) thì không được miễn thuế theo quy định.

Hiệp hội Dệt may cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đang hoạt động theo hình thức nhập nguyên phụ liệu để sản xuất xuất khẩu. Khi xuất khẩu, thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam theo loại hình xuất khẩu tại chỗ.

"Nếu thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng đến một nước khác ngoài Việt Nam, phần nguyên phụ liệu đã nhập khẩu để sản xuất sản phẩm này sẽ được miễn thuế, nhưng nếu được chỉ định giao hàng cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam dưới hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thì lại không được miễn thuế.

Có thể thấy, việc xuất nhập khẩu tại chỗ như trên giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận tải, xếp dỡ, thời gian lưu thông và thời gian làm thủ tục thông quan. Hơn nữa, cũng khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang làm hàng FOB (thay vì chỉ gia công đơn thuần) làm tăng giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp", văn bản của Hiệp hội này phân tích.

Do đó Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan sửa đổi nghị định 134 theo hướng tiếp tục cho phép doanh nghiệp hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh đó, không truy thu tiền thuế nhập khẩu và tiền phạt đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thực hiện xuất khẩu tại chỗ từ thời điểm 1/9/2016 đến nay.

 Đức Minh

Theo congluan.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

DNTH: Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/6/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Việt Xô, Hà Nội.

DLG khởi đầu thuận lợi trong quý 1/2025

DNTH: Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) cho biết, vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 1/2025.

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

DNTH: Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.

Chắp cánh khởi nghiệp xanh

DNTH: Mặc dù các DN khởi nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích cộng đồng, xã hội, nhưng vốn ít, non nghề… là những khó khăn khiến nhiều startup xanh đang loay hoay và mong được hỗ trợ, tháo gỡ.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM

DNTH: Tại Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM.

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

XEM THÊM TIN