Chủ nhật, 24/09/2023, 14:14

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'gồng mình' chống đỡ

Cộng đồng doanh nghiệp vừa có hơi hướng thoát dịch đã lập tức rơi vào cảnh liêu xiêu. Lần này, các doanh nghiệp xác định: sẽ vừa tập trung phòng chống dịch, vừa cố gắng bám thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần may Hưng Yên cho biết, trong bối cảnh nguy cơ dịch COVID-19 lây lan trở lại, DN sản xuất tập trung chủ động phòng chống dịch. Khi nhận được thông báo về các địa phương có người nhiễm bệnh, công ty cho lao động tại khu vực này tạm nghỉ việc. DN khởi động các biện pháp phòng chống dịch như đo nhiệt độ, rửa tay bằng nước sát khuẩn, đeo khẩu trang.

Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo, DN phải đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Hầu hết DN Việt chủ yếu hướng tới xuất khẩu nên phải giao hàng đúng hạn. Trong bối cảnh khó khăn, DN xuất khẩu phải bằng mọi cách giữ được tăng trưởng xuất khẩu.

Ông Dương dự báo, cuối năm nay các thị trường chính như Mỹ, châu Âu của ngành may mặc sẽ giảm 50% nhu cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lao động. Từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021, lượng hàng của DN may mặc Việt Nam có thể giảm nhiều.

“Trong bối cảnh nhu cầu thị trường giảm, các DN phải nâng cao sức cạnh tranh với DN các nước khác. DN “giữ” khách bằng giao nhanh, hàng hóa đảm bảo chất lượng. Có những đơn hàng, các công ty phải tập trung làm trong một tuần để xong đơn hàng rồi tạm nghỉ, đợi đơn tiếp theo”, ông Dương cho biết.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright chỉ ra rằng, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế nói chung và cộng đồng DN chịu “cú sốc” kép, cả ở phía cung và cầu tới 2 vòng. Vòng thứ nhất, dịch bệnh khiến DN ngưng trệ sản xuất, nhiều nhà máy đóng cửa, giãn cách xã hội. Vòng thứ 2, khi dịch tạm lắng, nền kinh tế và các DN mở cửa, sản xuất trở lại nhưng các chuỗi cung ứng bị xáo trộn, thiếu nguyên liệu, linh kiện sản xuất.

Doanh nghiệp 'gồng mình' chống đỡ

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, dịch bệnh khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Một trong những ưu tiên chính sách lớn hiện nay là cứu doanh nghiệp, “cứu” lao động. Với các DN “chết lâm sàng”, Chính phủ không nên cứu. Chính phủ nên cứu những DN bị mất thanh khoản tạm thời hỗ trợ cho các DN này.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh cho rằng, nửa cuối năm 2020, cộng đồng DN sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng tạo ra cầu cho DN đang ở mức thấp nên khó có cơ sở cho DN phát triển. Bên cạnh đó, DN Việt rơi vào 6 tháng cơ cực, đến nay, họ rất khó có đủ nguồn lực để bung ra phát triển. Nhìn 6 tháng cuối năm, bối cảnh toàn cầu ảm đạm.

“Cộng đồng DN đang suy yếu, nếu không có sự “trợ thở” từ Chính phủ sẽ không đủ sức để bung ra. Từ giờ đến cuối năm, chỉ cần DN bảo toàn lực lượng đã là may mắn”, ông Tự Anh cho biết.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục khiến cộng đồng DN chịu tổn thất nặng nề, nhất là DN nhỏ và vừa (DNNVV). Hiện nay, hầu hết DNNVV có tiềm lực tài chính thấp.

Theo Tiền phong

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Trần Nam: Doanh nghiệp lo 'lỗ chồng lỗ' vì quy định khống chế lãi vay 20%

Ông Nguyễn Trần Nam: Doanh nghiệp lo 'lỗ chồng lỗ' vì quy định khống...

Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 liên quan đến khống chế lãi vay 20%, theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, có 4 điểm bất cập.
Muốn lập quy hoạch KĐT 51,4ha tại Bắc Ninh, King's Land mạnh cỡ nào?

Muốn lập quy hoạch KĐT 51,4ha tại Bắc Ninh, King's Land mạnh cỡ nào?

DNTH: Sau khi 4/5 cổ đông sáng lập của King's Land thoái vốn, doanh nghiệp này đã chuyển trụ sở chính từ Bắc Ninh ra Hà Nội, nơi đặt 'đại bản doanh' của một tổng công ty xây dựng danh tiếng.
Doanh nhân Nguyễn Duy Hưng:  “Những ý tưởng hỗ trợ, đầu tư nuông chiều quá không đúng chỗ sẽ có tác dụng ngược”

Doanh nhân Nguyễn Duy Hưng: “Những ý tưởng hỗ trợ, đầu tư nuông...

Theo Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) – ông Nguyễn Duy Hưng quá trình hình thành của các công ty thường theo 4 giai đoạn gắn với 4 lần tìm kiếm nhà đầu tư.
Thủ tướng phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020

Thủ tướng phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực...

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Chiến lược đầu tư khác biệt của Văn Phú – Invest ở dòng sản phẩm cao cấp

Chiến lược đầu tư khác biệt của Văn Phú – Invest ở dòng sản phẩm...

DNTH: Văn Phú - Invest tạo dấu ấn thương hiệu thông qua các dự án có không gian sống xanh, thiết kế thông minh, đa dạng tiện ích, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp.
Nguyễn Minh Đoan – “ông chủ” đi lên từ rác

Nguyễn Minh Đoan – “ông chủ” đi lên từ rác

DNTH: Lựa chọn cho mình một lĩnh vực khó nhằn, vất vả, cực nhọc là cung cấp thùng rác và dịch vụ vệ sinh công nghiệp, Đoan "áo xanh" là ông chủ lạ đời, bình dân giản dị, luôn chọn cho mình một màu áo duy nhất để mặc.
Chúng tôi đang bán những giấc mơ

Chúng tôi đang bán những giấc mơ

DNTH: “Khi bản thân đã nung nấu những ý chí sẽ không có khó khăn nào có thể ngăn cản được bước chân của mình, tôi cứ thế lao về phía trước với tâm niệm những gì không biết thì không cần phải sợ hãi”. Đó cũng chính là câu trả lời của nhân vật kỳ này trả lời chúng tôi khi được hỏi về vai trò của người “bán những giấc mơ” trong câu chuyện khởi nghiệp gắn liền với việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Cuộc gặp gỡ đẹp đẽ đã bắt đầu bằng những nụ cười, và nụ cười tựa lời chào hỏi cùng phong cách tối giản của anh Trần Mạnh Khương - Nhà Quản lý chiến lược hệ thống Vyoga World và nhà xây dựng thương hiệu độc quyền các hệ thống du lịch quốc tế tại TP.HCM, người đàn ông đã gắn bó với lĩnh vực quản lý Marketing hơn 11 năm đã có những chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp đầy chân thực khiến cho buổi phỏng vấn của chúng tôi trở nên chân thành hơn bao giờ hết…