Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”
16:57 | 26/08/2021
DNTH: Thiếu hụt dòng tiền là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, như cơ thể bị thiếu oxy, dòng vốn tín dụng bị tắc có thể làm DN "ngộp thở" ngay lập tức.
Tìm oxy trợ thở cho DN bất động sản
Trong gần 2 năm xuất hiện dịch Covid-19, thị trường bất động sản (BĐS) đã phải hứng chịu hàng loạt khó khăn như giá cả vật liệu xây dựng leo thang, giá thuê nhân công liên tục tăng trong khi thanh khoản thị trường chậm…
“Dù xác định sống chung với dịch bệnh và đưa kế hoạch thận trong năm nay nhưng trong gần 8 tháng qua thì có đến 5 tháng áp dụng lệnh giãn cách xã hội, hạn chế đi lại đã làm ngưng trệ kế hoạch ra mắt sản phẩm của nhiều chủ đầu tư bất động sản.
Điều này dẫn tới việc các chủ đầu tư không có sản phẩm bán ra thị trường, đồng nghĩa với việc không có doanh thu”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land chia sẻ.

Theo bà Hương, thách thức lớn nhất với các chủ đầu tư hiện nay gặp phải là dòng tiền - làm sao đảm bảo dòng tiền trong khi doanh thu ngưng trệ. Bởi trong khi thị trường đứng im, các chủ đầu tư vẫn phải chi phí phát sinh hàng tháng, như tiền lương nhân viên, trả phí cho các nhà thầu xây dựng và các khoản chi phí khác. Và khoản chi nặng nhất là tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng.
“Hầu hết, các chủ đầu tư phát triển dự án đều dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay, việc phải gánh tiền lãi hàng tháng là áp lực rất lớn với chủ đầu tư”, bà Hương cho hay.
Theo vị Tổng Giám đốc, trong khi doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng thì áp lực tài chính lên các chủ đầu tư là vô cùng lớn và rủi ro cao. Tình trạng doanh thu bị giảm sút khiến bài toán duy trì hoạt động sẽ gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, giảm lương từ 20-30% là giải pháp tạm thời để duy trì bộ máy hoạt động của mình.
"Dòng tiền cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay không khác gì oxy, việc đảm bảo dòng tiền xuyên suốt cực kỳ quan trọng", bà nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết: Hiện nay, “thiếu dòng tiền” mới là cái khó trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất, vì tương tự như cơ thể bị thiếu oxy, việc “thiếu oxy dòng tiền” có thể làm cho doanh nghiệp bị "ngộp thở” ngay lập tức.
Ông Châu cho rằng: Cái khó dòng tiền thâm hụt có liên quan trực tiếp đến cái khó về tín dụng vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hàng tháng.
"Mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải vay nóng để trả lương, để duy trì hoạt động tối thiểu, để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn", ông Châu tâm tư.
Bởi lẽ, theo Chủ tịch HoREA theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng tự động chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn. Khi bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn thì doanh nghiệp sẽ gặp vô vàn khó khăn vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới.
“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình", Chủ tịch HoREA chia sẻ.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu
Theo ông Châu, được tiếp cận tín dụng trong lúc này hơn lúc nào hết chính là “oxy” cấp cứu cho doanh nghiệp và phải trông cậy vào “máy trợ thở dòng tiền” từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Trước tình cảnh này, ông Châu mong muốn các ngân hàng giảm lãi vay, gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn đồng thời, các ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.
“Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”. Không thể có chuyện nền kinh tế phát triển bình thường nếu xảy ra tình trạng hầu hết doanh nghiệp bị khó khăn, thua lỗ, còn các ngân hàng thì lãi lớn được. Như thực tế số liệu công bố lợi nhuận “khủng” của không ít ngân hàng thương mại trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 nhìn khá phản cảm, tương phản với bức tranh chung của nền kinh tế, bởi có quá nhiều doanh nghiệp và người dân đang phải chật vật đối phó với vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những “cái khó riêng” của các ngân hàng thương mại vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nên ngân hàng và doanh nghiệp cần cùng nhau giải quyết hài hoà lợi ích của các bên", ông Châu nhấn mạnh.
Kiến nghị giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm
Trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng.
Trong đó, đã giảm lãi vay trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới cho doanh nghiệp khoảng 18.830 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.
Mới đây, 16 ngân hàng thương mại đã tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, với số lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm.
Riêng 4 ngân hàng lớn nhất là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank còn cam kết giảm thêm 1.000 tỷ đồng tiền lãi của mỗi ngân hàng để giảm lãi vay cho các khách hàng với mức giảm lãi suất từ 0,5%-1,5% tuỳ từng trường hợp, đồng thời có ngân hàng đưa mức lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm.
Trên cơ sở đó, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân, và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022.
“Việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới, sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận các khoản vay mới, để có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới”, ông Châu mong muốn.
Ngoài ra, ông Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên.
Theo Người Đưa Tin
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- bidv /
- Agribank /
- VietinBank /
- Vietcombank /
- ngân hàng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi, lãi suất dưới 4%/năm
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói tín dụng ưu đãi “Hành trình mới, sống trọn ước mơ” có quy mô lên đến 10.500 tỷ đồng, với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

PVcomBank ưu đãi chuyển tiền quốc tế trực tuyến cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
DNTH: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, nhu cầu giao dịch quốc tế của cá nhân và doanh nghiệp ngày một gia tăng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng...

Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên
DNTH: Bộ Tài chính đang khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Sở hữu ngôi nhà mơ ước dễ dàng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,2%/năm từ VPBank
DNTH: Giấc mơ an cư lạc nghiệp của người trẻ Việt Nam không còn quá xa vời khi VPBank triển khai gói vay ưu đãi lãi suất, chỉ từ 5,2%/năm dành riêng cho nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Với thời gian vay lên tới 25 năm, tỷ lệ vay tới 80% giá...

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà
DNTH: Bám sát chỉ đạo Thủ tướng về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm

Tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng và được đẩy mạnh trong năm 2025
DNTH: Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được tính khi đặt mục tiêu lạm phát để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...