Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cần sự bình đẳng cả về chiều ngang và chiều dọc

09:02 | 02/03/2018

DNTH: DN&TH; Theo Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam Tô Hoài Nam, DNNVV cần được tiếp cận bình đẳng hơn về cả “chiều ngang” và “chiều dọc” với các cơ hội phát triển kinh doanh, phát triển kinh tế.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo tổ chức tháng 10/2017, tính đến cuối năm 2016, có 590.000 DNNVV đang hoạt động, trong đó 68% là những DN với quy mô siêu nhỏ.

Đây là nhóm có quy mô dưới 200 lao động và nguồn vốn chủ sở hữu dưới 100 tỷ đồng, doanh thu hàng năm dưới 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhóm DNNVV lại chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, hàng năm đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nước và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước.

Thực tế cho thấy nhóm DN này lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, chủ yếu đến từ các nguồn như ngân sách Nhà nước (trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm và ưu đãi thuế…); nguồn vốn nước ngoài; vốn huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu; vốn tự có, vốn góp; nguồn vốn tín dụng bảo lãnh chiết khấu, thuê tài chính và cuối cùng là nguồn vốn từ đối tác trả chậm, tín dụng thương mại…

Theo Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam Tô Hoài Nam, khu vực DNNVV cần được hỗ trợ, trợ giúp để tăng cường toàn diện năng lực cạnh tranh của DN. Trong đó tập trung vào mấy nhóm giải pháp cơ bản gồm:

Thứ nhất tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo được sự hỗ trợ của khung pháp lý. Ở đây tôi muốn phân tích rằng, thực tế, luật thì không thay đổi nhiều, nhưng thay đổi chủ yếu là thông tư hướng dẫn của bộ, ngành và các văn bản, quyết định, chỉ đạo của các địa phương. Điều này không đảm bảo tính ổn định về khung pháp lý. DN không tiên lượng được sẽ phải làm cái gì bởi tính phức tạp và thay đổi.

Thứ hai, phải cải cách, giảm bớt thủ thục hành chính về các nguồn lực trợ giúp để các DNNVV được tiếp cận bình đẳng hơn đối với các cơ hội phát triển kinh doanh, phát triển kinh tế. Hiện nay mới bình đẳng về chiều ngang. Tức là luật của ta chỉ rõ sự bình đẳng DN nào cũng giống DN nào. Điều đó không đảm bảo trên thực tế bởi như trong cuộc đua "anh khỏe" luôn "lấn ướt anh yếu". Vì vậy, môi trường pháp lý để làm sao anh yếu cũng có cơ hội như anh khỏe. Đó mới là sự bình đẳng cần thiết. Hay còn gọi là bình đẳng chiều dọc.

Đặc biệt là các DN cần bình đẳng trong việc tiếp cận về đất đai, vốn, công nghệ. Nền tảng quan trọng nhất phải ra một đạo luật trợ giúp, hỗ trợ cho DNNVV. Thực tế, hiện có nhiều văn bản trợ giúp nhưng không khả thi bởi cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh. Vì thế, phải tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho DNNVV đặc biệt quan tâm đến cơ chế chính sách bảo đảm cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng là "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển.

Một nhóm giải pháp nữa cũng rất quan trọng đó là phải khuyến khích trợ giúp để các DNNVV tiếp cận được các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ. Đồng thời, tăng cường nguồn nhân lực cho DNNVV ngày càng có chiều sâu. Tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ thị trường, các chính sách pháp luật mới của cả thế giới lẫn trong nước.

 

Ông Nguyễn Sỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn chia sẻ: Để trụ vững trong điều kiện kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh trong lĩnh vực cửa cuốn chúng tôi đề ra phương châm "công nghệ gốc cho chất lượng đỉnh cao". Nghĩa là dựa trên nền tảng các công trình nghiên cứu chúng tôi tạo đột phá sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có tính năng, chất lượng ngày càng tốt lên nhưng giá thành phải ổn định. Qua đó, dù lợi nhuận thấp nhưng bù lại có doanh số bán hàng cao.


Tuấn Tuấn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025 (2).

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

DNTH: Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ

DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

XEM THÊM TIN