Doanh nghiệp tiếp tục “phàn nàn” về giấy phép con
16:24 | 22/11/2018
DNTH: Thống kê của VCCI cho thấy có đến 60% doanh nghiệp phàn nàn về việc xin giấy phép kinh doanh có điều kiện (các giấy phép con) đầy phức tạp, khó khăn.
Ngày 20/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 và 35 về cải cách môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Góc nhìn từ doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vẫn “phàn nàn” về giấy phép con
Theo đó, kết quả khảo sát 10.000 doanh nghiệp dân doanh cho thấy, nhìn chung các doanh nghiệp cho rằng đã có sự cải thiện trong vài năm gần đây, nhưng mức độ cải thiện chưa đáng kể, chưa đồng đều ở giữa các lĩnh vực, các địa phương.
Có tới gần 60% doanh nghiệp phàn nàn về xin giấy phép kinh doanh có điều kiện (các giấy phép con), trong đó 42% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi xin các giấy phép này.
Về vấn đề thanh tra, kiểm tra, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI), khẳng định Nghị quyết 35, chỉ thị 20 của Chính phủ yêu cầu giảm tình trạng thanh tra, kiểm tra, đặc biệt thanh – kiểm tra trùng lặp. Qua điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp phải chịu 2 lần thanh – kiểm tra giảm gần 10%. Đây là tín hiệu tích cực, song các doanh nghiệp vẫn kỳ vọng hơn thế.
“Các doanh nghiệp vẫn phàn nàn là nhiều cơ quan, Bộ, ngành cùng thanh kiểm tra gây nên sự chồng chéo. Họ kỳ vọng hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được công bố công khai, thực hiện thanh tra và kiểm tra trên các tiêu chí rủi ro, không thể dựa trên ý thức của cán bộ thừa hành. Phải có phần mềm, thông tin để lựa chọn thanh tra những doanh nghiệp có tỷ lệ rủi ro vi phạm pháp luật cao. Hoặc những ngành hàng, địa bàn có rủi ro cao”, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét.
Về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, hầu hết các bộ ngành đều có cắt giảm vượt mức Chính phủ yêu cầu. Song theo điều tra của VCCI, tới 58% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Và 42% doanh nghiệp gặp khó khăn trong xin giấy phép kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, vẫn có những cải cách tốt như Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thay vì phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp có thể tự công bố an toàn thực phẩm. Còn Nhà nước sẽ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm với trường hợp công bố không chính xác. Ước tính điều này đã giúp tiết kiệm 90% chi phí hành chính, 10 triệu ngày công và 3.700 tỉ đồng mỗi năm.
“Đừng để doanh nghiệp phải dồn sức chiến đấu với các điều kiện kinh doanh”
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, việc cắt giảm là có nhưng con số này còn rất thấp nhất là trên thực tế.
Bà Lan cho rằng, việc cải cách môi trường kinh doanh không chỉ có trách nhiệm từ phía địa phương mà còn phải từ phía các bộ, ngành vì nếu các bộ, ngành không tích cực hoặc không được đánh giá trực diện thì tình trạng sẽ kéo dài, các bộ không làm, địa phương cũng sẽ không thể làm được.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng đề nghị, Nhà nước nếu cần thiết có thể khôi phục cơ chế “máy chém”, học tập theo kinh nghiệm của Hàn Quốc ở giai đoạn khủng hoảng cuối thập niên 90 thế kỷ trước.
“Bảo cắt giảm 50% thì cứ thế mà cắt, khi đã có rà soát, có danh mục những điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động”, bà Lan nói.
Để làm được điều này, bà Lan đề xuất đưa ra một nghị định mới về cắt giảm một loạt điều kiện kinh doanh và có thời hạn rõ ràng. Nếu các bộ không cắt giảm thì một loạt điều kiện đã được rà soát sẽ tự động bị cắt giảm.
“Tôi mong sau năm 2020 sẽ không còn cần tới Nghị quyết 19, Chính phủ không phải cầm tay chỉ việc cho từng địa phương. Xã hội đang thay đổi rất nhanh chúng ta không có thời gian để cứ làm mãi thế này”, bà Lan chia sẻ.
Theo bà Lan, mục tiêu cần theo đuổi là làm sao cải thiện được môi trường kinh doanh để có thể so sánh với các nước trong EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), không thể cứ mãi so sánh với các nước ASEAN nhưng không tham gia được vào ASEAN 4.
Theo đó, cạnh tranh trong thời gian tới sẽ diễn ra rất mạnh mẽ, Việt Nam cần phải nhìn nhận đang yếu kém thế nào để vượt lên thay vì chỉ biết tính toán các chỉ số để tạm hài lòng.
Đặc biệt, chúng ta hay nói “trên nóng dưới lạnh” nhưng bà Lan hy vọng ở trên cần nóng hơn nữa, yêu cầu về cải cách thể chế phải mạnh mẽ hơn, “không thể để tình trạng trên nóng dưới thì lạnh tanh lạnh ngắt, không thể để cấp dưới cứ quấy nhiễu, ảnh hưởng cả bộ máy”.
Thậm chí, theo bà Lan có thể phải đào thải những người không có khả năng, gây tốn kém, lãng phí và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của Nhà nước.
Bà Lan cũng đề xuất, về công cụ, cần tập trung cải cách hành chính cho bộ máy, nếu không sẽ không thể tạo động lực hay áp lực để cắt bỏ điều kiện kinh doanh. Theo đó, cần đặt ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cho bộ máy để tránh việc tái mọc của các điều kiện kinh doanh.
Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, tránh thực trạng một cửa nhưng nhiều ngách, công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ tạo tính minh bạch và tính giải trình.
theo DDDN
Cùng chuyên mục
- Tags:
- giấy phép kinh doanh /
- khó khăn /
- phức tạp /
- VCCI /
- giấy phép con /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9
Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.
Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên
Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...
Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam
Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.
75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ
Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam
Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...