Doanh nghiệp vẫn 'ngại' đăng ký bản quyền và sở hữu trí tuệ

09:55 | 08/03/2025

DNTH: Việc đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu luôn có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc sản ở mỗi địa phương, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Chú thích ảnh
Bánh tráng siêu mỏng, sản phẩm của Công ty TNHH Tân Nhiên (Tây Ninh) được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, an toàn. 

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã hiện nay chỉ tập trung vào việc hình thành sản phẩm, bán sản phẩm, kêu gọi vốn đầu tư…, chưa chú trọng đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, thậm chí còn "ngại" đăng ký bản quyền và sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những rủi ro khi sản phẩm phát triển lớn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Ngân, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn đa Truyền thông Vạn Hoa (phường 2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cho biết: Hiện nay nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Tây Ninh đăng bán các sản phẩm đặc sản của địa phương trên sàn thương mại điện tử cholonghoa.com (do công ty phát triển nền tảng), nhiều sản phẩm được thị trường ưu chuộng, với doanh số lớn, nhưng đa phần chưa quan tâm đến vấn đề đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu.

Bàn về tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Nhiên (xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) cho hay, thời gian qua, người tiêu dùng hay chính doanh nghiệp không ít lần bắt gặp các sản phẩm bị làm giả, làm nhái dưới nhiều hình thức như: sao chép kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự các sản phẩm chính gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất.

Đối với Công ty Tân Nhiên, từ khi khởi nghiệp, công ty đã chú tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa, tạo sân chơi lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Đặc biệt, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Hồng Thanh, hiện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ, tuy nhiên số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thấp. Việc phát huy sản phẩm mang thương hiệu của tỉnh; các sản phẩm OCOP vẫn còn khó khăn do thị trường đầu ra sản phẩm không ổn định, mô hình hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia.

“Để thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, tỉnh đã phê duyệt cho phép sử dụng địa danh Tây Ninh và bản đồ địa lý tương ứng để đăng ký, quản lý và sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý “Tây Ninh” cho sản phẩm đậu phộng tỉnh Tây Ninh; Quyết định về việc ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tây Ninh” cho sản phẩm đậu phộng tỉnh Tây Ninh nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc trưng của địa phương khi xây dựng chỉ dẫn địa lý “Đậu phộng Tây Ninh”.

Tỉnh cũng đã nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm và dịch vụ từ con bò được nuôi, thả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh" và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Bò Tây Ninh””, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.

Trước đó, năm 2024, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh và Cục Quản lý Thị trường tỉnh Tây Ninh đã xử phạt vi phạm hành chính 58 vụ giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền gần 750 triệu đồng. Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh cũng đã hướng dẫn 1 hợp tác xã, 19 cơ sở doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; 1 cơ sở gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tiếp nhận 7 hồ sơ của 7 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã xin đề nghị được xem xét, hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ (theo Nghị quyết số 42/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh).

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?

DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.

XEM THÊM TIN