Doanh nghiệp Việt đang đuối sức, hãy dè chừng nguy cơ bị thâu tóm

09:31 | 24/11/2020

DNTH: Bất chấp Covid-19, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động với nhiều thương vụ bạc tỷ, tuy nhiên dẫn dắt thị trường vẫn là các nhà đầu tư ngoại và nguy cơ doanh nghiệp Việt bị thâu tóm đang ngày càng tăng thêm. VCCI cũng đã kiến nghị Chính phủ tạm thời dừng việc M&A trong giai đoạn khó khăn.

Doanh nghiệp Việt đang đuối sức, hãy dè chừng nguy cơ bị thâu tóm

Sôi động thị trường

Bất chấp Covid-19, thị trường M&A Việt Nam vẫn sôi động. Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổng hợp từ MergerMarket và HSF, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD với 6.943 thương vụ. Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD và có thể đạt từ 7-7,5 tỷ USD trong năm nay. Việt Nam vẫn được xem là một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn khi là một trong số ít các nước khống chế thành công dịch Covid-19.

Ông Justin Gizs - Thành viên Hội đồng Pháp lý Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, hai ngành có hoạt động M&A mạnh mẽ nhất năm 2019 là sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngoài ra còn có tài chính tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logistics và giáo dục. Ước tính con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhất là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2020, các ngành hàng thu hút M&A là bất động sản, tài chính - ngân hàng, bán lẻ, nông nghiệp, dược phẩm, xây dựng… Đáng chú ý là thời gian qua, các tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam tiến hành tái cấu trúc, mở rộng hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước khiến thị trường cũng sôi động hơn. Đã có hàng loạt thương vụ quy mô lớn được thực hiện bởi các tập đoàn lớn như Vingroup, Vinamilk, REE, Thaco, PAN Group… 

Trong lĩnh vực bất động sản, bà Ngô Thị Vân Quỳnh - Luật sư điều hành Công ty Luật An Legal cho rằng, năm 2019 là năm chứng kiến nhiều thương vụ lớn với sự đột phá mạnh mẽ. Chẳng hạn như thương vụ bán 1,3 tỷ USD cổ phần của Vingroup cho GIC, SCIC thoái 57,7% vốn tại Vinaconex cho An Quý Hưng, Sơn Kim Land cũng thực hiện một thương vụ M&A 121 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư EXS Capital, ACA Investment và Credit Suise. Mới đây, vào tháng 10/2020, Công ty CP Masna MEATLife (thuộc Tập đoàn Masan) công bố khoản đầu tư trị giá 613 tỷ đồng để mua lại 51% cổ phần của Công ty 3F Việt, chính thức mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thịt gia cầm. 

Euromonitor cũng dự báo M&A sẽ tăng tốc vào năm 2022. Có nhiều lý do, đó là sự khởi đầu của nhiệm kỳ Chính phủ mới; hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA… được thực thi là đòn bẩy bùng nổ mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ; Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới góp phần làm đơn giản và đồng bộ các thủ tục hành chính cũng như pháp lý có liên quan. Và cuối cùng là sự dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam.

“Trong điều kiện thuận lợi về môi trường chính trị cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, giá trị M&A năm 2020 của Việt Nam có thể đạt mốc 7 tỷ USD”, Euromonitor nêu rõ.

Viet-3747-1606101291.jpg
Công ty CP Masna MEATLife vừa mua 51% cổ phần của Công ty 3F Việt

Nhà đầu tư ngoại dẫn dắt

Ông Châu Việt Bắc - Phó tổng thư ký VIAC cho rằng, hoạt động M&A không chỉ giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là phương thức cứu cánh cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng lo là thị trường M&A tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. 

Dù bị tác động tiêu cực bởi Covid-19 nhưng gần đây nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần. Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tiến hành 19 thương vụ. Nổi bật là Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% (giai đoạn 2) dự án Grand Park của Vingroup, Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần từ Ngân hàng TMCP Phương Đông, Tập đoàn Bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba, Công ty Dược phẩm ASKA mua 24,9% cổ phần của Công ty Dược Hà Tây…

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm 2020, có tới 3.528 lượt đầu tư từ nước ngoài qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tại TP.HCM, xu hướng đầu tư này cũng tăng vượt trội so với hình thức đầu tư trực tiếp. Tính riêng trong 5 tháng qua đã có 1,6 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào TP.HCM, trong đó có tới 1,23 tỷ USD là đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, chiếm 77% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố. 

Các chuyên gia cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới khi sự dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài đang gia tăng tại Việt Nam. Thời gian qua, đã có 126 tập đoàn lớn đang chuyển dịch và muốn đầu tư vào Việt Nam. Mới đây, 15 doanh nghiệp Nhật Bản cũng lựa chọn đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất. Cơ hội cho thị trường M&A khi dịch chuyển sản xuất sẽ không chỉ gói gọn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như chuỗi sản xuất, dịch vụ, tài chính…

Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp đang bị đuối sức, các chuyên gia cho rằng nên dè chừng nguy cơ thâu tóm từ nước ngoài. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã kiến nghị Chính phủ tạm thời dừng việc M&A trong giai đoạn khó khăn.

“Chính phủ cần xem xét tổng quan lại hoạt động M&A, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và doanh nghiệp nội đang có dấu hiệu đuối sức. Việc M&A cần thiết phải hạn chế ở một số lĩnh vực cốt lõi. Ở những ngành nghề cho phép mời gọi đầu tư nước ngoài cũng phải giới hạn tỷ lệ đầu tư nhất định”, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nêu vấn đề.

Theo DNSG

https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet-dang-duoi-suc-hay-de-chung-nguy-co-bi-thau-tom-1101949.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

XEM THÊM TIN