Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TPHCM vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng

08:29 | 10/03/2025

DNTH: Theo Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn thành phố chưa thể tiếp cận dòng tín dụng ngân hàng, dù các ngân hàng đang công bố nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) công bố cuối tháng 2 cho thấy, có đến 37% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang rơi vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Trong bảng đề xuất kiến nghị, có khoảng 59% số doanh nghiệp khảo sát đề nghị được hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất, TTXVN đưa tin.

Theo HUBA, hiện nhiều doanh nghiệp đang thiếu tiền để trả nợ các khoản nợ trước đây và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động tiếp theo. Trong khi đó, ở nhóm doanh nghiệp gia đình, có khá nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng tài sản cá nhân để vay vốn tiêu dùng, vốn khác phục vụ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, từ đó đã dẫn đến thâm hụt vốn.

Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hiệu quả được đánh giá là chưa cao. Nguyên nhân là do điều kiện hưởng hỗ trợ khắt khe, thủ tục không thuận tiện, e ngại thanh kiểm tra, vướng mắc về pháp lý... nên số doanh nghiệp tiếp cận được chưa nhiều.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước khu vực 2 (trước là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM) đang phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai gói tín dụng hỗ trợ 507.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tiếp cận chủ yếu tập trung vào những đơn vị có điểm đánh giá tín nhiệm tín dụng tốt và có tài sản, hàng hóa đảm bảo khoản vay.

HUBA cho biết, với nền kinh tế ổn định, tỷ giá biến động không cao (<2%/năm), sự đảm bảo an toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước thì mức biên lãi ròng thấp nhất 3% được cho là cao (một số ngân hàng lên tới 4-4,5%), khi so với khoản vay ngoại tệ nước ngoài chỉ từ 1,5-2,5%. Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị ngành ngân hàng giảm biên lãi ròng (NIM) về 2,5% để cùng đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, HUBA đề xuất Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản...) hoặc các kênh khác như đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, có các chính sách nhằm mở cửa và hỗ trợ phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng giải quyết vốn cho doanh nghiệp, mà không phụ thuộc vốn vay ngân hàng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 4 ước đạt 48,7 nghìn tỷ đồng

DNTH: Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng tư và 4 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Xuất siêu nông - lâm - thủy sản 4 tháng gần 5,2 tỷ USD

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa cho biết, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 21,15 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 15,97 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông - lâm - thủy sản đạt 5,18 tỷ USD,...

Biến động giá nông sản toàn cầu năm 2025: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

DNTH: Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều biến động từ thị trường toàn cầu, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để tái cấu trúc và nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông...

Thị trường nông sản: Tại sao giá gạo vẫn cao ở Nhật Bản?

DNTH: Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạ giá gạo bằng cách khai thác kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, giá ngũ cốc chủ yếu của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. 

Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa

DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản...

Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI

DNTH: Để giữ vững và phát triển vị trí là một trung tâm FDI, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

XEM THÊM TIN