Doanh nhân Phạm Nhật Vượng: Không chỉ là tỷ phú bất động sản

09:19 | 02/03/2018

DNTH: Sau nhiều năm có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup được tạp chí này chuyển từ danh mục tỷ phú "bất động sản" sang tỷ phú "đa ngành".

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 người giàu thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Ông Vượng cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.

Tính đến ngày 28/2/2018, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản lên tới 5,2 tỷ USD, xếp hạng 395 người giàu nhất thế giới.

Đặc biệt, sau nhiều năm có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, ông Vượng được tạp chí này chuyển từ danh mục tỷ phú kinh doanh "bất động sản" (real estate) sang tỷ phú "đa ngành" (diversified). Điều này đồng nghĩa với việc Tập đoàn Vingroupcủa ông Vượng được Forbes công nhận là tập đoàn đa ngành, không còn "dán mác" chỉ là doanh nghiệp bất động sản.

Pham Nhat vuong

Cập nhật tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trên Forbes ngày 28/2. 

Trong phần giới thiệu về ông chủ Vingroup, Forbes viết: “Ông Phạm Nhật Vượng là người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam với doanh thu 2,6 tỷ USD năm 2016. Mặc dù nguồn doanh thu chủ yếu từ bán nhà và căn hộ, công ty đang mở rộng nhanh chóng sang các lĩnh vực khác bao gồm bán lẻ, hậu cần, nông nghiệp, giáo dục, y tế...".

Khởi nghiệp từ sản xuất mỳ gói ở Ukraine, đầu những năm 2000, ông Vượng trở về đầu tư ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản du lịch với thương hiệu Vinpearl tại Nha Trang và lĩnh vực bất động sản thương mại với thương hiệu Vincom tại Hà Nội. Sau hơn 10 năm "khởi nghiệp" ở Việt Nam, doanh nhân họ Phạm đã xây dựng được một hệ sinh thái khổng lồ mà mới đây nhất là mảnh ghép VINFAST - thương hiệu ô tô Việt Nam.

pham nhat vuong

 Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Ngày 2/9/2017, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chào đón sự tham gia của Tập đoàn Vingroup với dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng. Quy mô tổ hợp trị giá 3,5 tỷ USD này cũng đã xác lập ô tô trở thành lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7 của tập đoàn Vingroup, bên cạnh bất động sản (Vinhomes), du lịch nghỉ dưỡng (Vinpearl), bán lẻ (Vinmart), giáo dục (Vinschool), y tế (Vinmec) và nông nghiệp (Vineco).

Lâu nay, không ít ý kiến cho rằng, người giàu Việt Nam làm giàu chủ yếu từ đất đai, bất động sản, khai thác tài nguyên khoáng sản, sau đó mới đến tài chính, ngân hàng, dịch vụ, còn khoa học công nghệ rất ít, đứng cuối bảng. Trong khi đó, tại diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức (Davos, Thụy Sỹ), người ta thống kê những người giàu và siêu giàu trên thế giới chiếm nhiều nhất từ lĩnh vực công nghệ, viễn thông. Người giàu với gốc từ “bất động sản” ở Việt Nam đã dấy lên những tranh cãi không dứt.

Tuy nhiên, khởi sự từ lĩnh vực như bất động sản, một số tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam như Vingroup, nhờ có tiềm lực về vốn đầu tư và kinh nghiệm đã mở rộng kinh doanh đa ngành từ siêu thị, bệnh viện, trường học đến nông nghiệp công nghệ cao, và nhanh chóng thu được hiệu quả kinh tế lớn, tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. Những đóng góp của các tỷ phú vẫn được "dán nhãn" với bất động sản như ông Vượng đâu chỉ dừng lại ở bất động sản.

Gần 25 năm kể từ ngày sản xuất những thùng mì gói đầu tiên, với tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST, tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn trở về làm người sản xuất trên ngay mảnh đất quê hương để hiện thực hóa giấc mơ ô tô thương hiệu Việt. 

Sự ra đời của VINFAST và với những thành công hiện có, không có lý do gì mà thị trường, người tiêu dùng không hy vọng về một thương hiệu ô tô “made in Vietnam" từ một tỷ phú "đa ngành" không chỉ dừng lại ở bất động sản.

Theo Nhàđầutư

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025

DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025

DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"

DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

XEM THÊM TIN