Doanh nhân Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa
17:28 | 08/10/2021
DNTH: Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương - Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH luôn bền bỉ lên tiếng, đấu tranh và thúc đẩy cho sự ra đời của các quy chuẩn, tiêu chuẩn đúng thông lệ quốc tế trong ngành sữa và dinh dưỡng.
Đau đáu vì sự minh bạch của thị trường sữa
Cách đây 12 năm, các công ty trong chuỗi sản xuất sữa tươi sạch của Tập đoàn TH đã thành lập bộ phận Pháp chế để đảm bảo thực hiện mọi hoạt động theo đúng khuôn khổ luật pháp. Tháng 12/2010, dòng sữa tươi sạch TH true MILK ra mắt thị trường. Người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng biết tới những sản phẩm sữa tươi đến từ quy trình hiện đại khép kín “từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch” trên chính đồng đất quê hương.
Bà Thái Hương – Nhà Sáng lập Tập đoàn TH và thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK chia sẻ, ý tưởng khởi dựng TH true MILK lóe sáng trong khoảnh khắc bà xem bản tin về hàng triệu trẻ em có nguy cơ chảy máu thận do sử dụng sữa bột nhiễm melamine tại Trung Quốc năm 2008. Bà quyết định làm sữa tươi thật (true milk) cho trẻ em Việt, cho người tiêu dùng Việt.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào sản xuất, kinh doanh, bà nhận thấy các văn bản pháp quy quản lý chất lượng sữa tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng. Thời điểm những năm 2010, quy chuẩn quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT) không ràng buộc nhà sản xuất phải ghi rõ nguyên liệu đầu vào.
Trong đó sữa nước chế biến từ sữa bột pha lại (sữa hoàn nguyên) được ghi trên nhãn mác là “Sữa tiệt trùng”. “Tiệt trùng” vốn là từ miêu tả công nghệ sản xuất, chứ không phải tên gọi của nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Với cách gọi lập lờ “sữa tiệt trùng”, người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn giữa sữa tươi thật và sữa bột pha lại.
Trong nhiều năm, bà Thái Hương đã kiên trì lên tiếng ở hàng trăm cuộc hội thảo, hội nghị, gửi công văn lên Quốc hội, đưa kiến nghị nhằm thay đổi QCVN 5-1:2010, minh bạch hóa thị trường sữa. Bà đề xuất: Doanh nghiệp phải ghi rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm là sữa tươi hay sữa bột pha lại và Cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát, kiểm tra, phân loại các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường; xử lí nghiêm ngặt khi có vi phạm.
Cùng với đó, thực tế của ngành chăn nuôi bò sữa cho thấy để có một sản phẩm sữa tốt nhất thì phải đồng bộ cao nhất cả chu trình nuôi dưỡng, sản xuất: Giống bò sữa tốt; đồng cỏ, thức ăn tốt; chế độ dinh dưỡng tốt; quy trình vắt sữa tốt, bảo quản tốt. Nhưng trước năm 2018, Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn về sữa tươi nguyên liệu.
Thực tế đã có tình trạng bò sữa nuôi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, sữa tươi không đạt tiêu chuẩn vẫn đưa vào chế biến. Bà Thái Hương và Tập đoàn TH cũng đã lên tiếng về vấn đề này, góp phần thúc đẩy việc ban hành Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu, phát triển ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng chất lượng, bài bản.
“Những biến chuyển này không chỉ dừng lại ở minh bạch tên gọi sữa, minh bạch thị trường, mà đó là sự bảo vệ quyền được tiếp cận thông tin và minh bạch thông tin về sản phẩm của người tiêu dùng; đồng thời giúp bảo vệ nông dân, ngành chăn nuôi bò sữa trong nước cũng như hạn chế nhập sữa bột từ nước ngoài về pha lại” – bà Thái Hương khẳng định.
Thực tế sản xuất ở TH cũng là “tấm gương” cho việc thực thi các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa được kiểm soát quy trình nghiêm ngặt bằng công nghệ cao. Sữa tươi nguyên liệu trước khi chuyển sang nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH đều được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Tại nhà máy chế biến sữa TH, sữa tiếp tục được chế biến và đóng gói theo chu trình khép kín, được quản trị với công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất thế giới: Simen, Danfoss, Grundfoss.
Với sự vào cuộc của Tập đoàn TH và sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn, các doanh nghiệp sữa khác trong ngành đã mở rộng đầu tư chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi để cạnh tranh, từ đó giúp tăng nhanh tỷ lệ đàn bò sữa Việt Nam, đồng thời giảm tỷ lệ sữa bột pha lại (sữa hoàn nguyên) trên thị trường trong nước từ 92% năm 2008 xuống chỉ còn 60% như hiện tại và tỷ lệ này sẽ còn giảm nữa.
Cần sớm có Luật Dinh dưỡng học đường
Là người có tầm nhìn xa, từ năm 2013 bà Thái Hương đã chỉ đạo Tập đoàn TH khởi xướng và triển khai chương trình Sữa học đường với nghiên cứu lâm sàng một cách khoa học, đấu tranh để sản phẩm sữa đưa vào trường học phải đạt các tiêu chuẩn về sữa tươi nguyên liệu và chế biến sữa.
Năm 2016, Chính phủ ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg triển khai Chương trình Sữa học đường Quốc gia và sau đó Bộ Y tế ban hành Quyết định về sử dụng sản phẩm sữa tươi cho chương trình Sữa học đường chính là những bước tiến trong hệ thống luật định của Việt Nam về chăm sóc sức khỏe và tầm vóc, thể lực, trí lực của thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Hiện tại, Nhà Sáng lập Tập đoàn TH tiếp tục lên tiếng về sự cần thiết của Luật dinh dưỡng học đường, với mong muốn những thực phẩm đưa vào trường học phải có những quy chuẩn, tiêu chuẩn chặt chẽ vì sức khỏe và tầm vóc Việt.
Bà Thái Hương nhấn mạnh: “Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này không những là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như lúa, gạo, thực phẩm và các sản phẩm sữa mà cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững. Đầu tư vào phát triển thể lực và trí lực là phát triển nòi giống của dân tộc, là đầu tư vào phát triển bền vững mang tính chiến lược quốc gia”.
Từ đó, bà cho rằng việc cả xã hội chung tay đồng hành và thúc đẩy sớm ra đời Luật Dinh dưỡng học đường ở Việt Nam là rất quan trọng.
Bà Thái Hương bày tỏ quan điểm: "Cần phải có Luật Dinh dưỡng học đường, thậm chí cả Luật Dinh dưỡng cho người Việt để thực sự kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lành mạnh góp phần giảm thiểu các bệnh mãn tĩnh, dự phòng bệnh tật.
Nếu không hành động quyết liệt vì tầm vóc Việt ngay từ hôm nay, thì mong ước rất giản dị như của Chủ tịch UBMTTQ Nguyễn Thiện Nhân trong Lễ phát động Quỹ Sữa học đường năm 2016: Đến năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước, Việt Nam ra khỏi danh sách nước có người dân thấp còi cũng khó thành hiện thực".
Năm học 2020-2021, TH đã đồng hành cùng Bộ GD&ĐT thực hiện mô hình điểm về dinh dưỡng, thể lực học đường. Được biết, mô hình điểm này sẽ làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng Luật về Dinh dưỡng học đường, hiện thực hóa một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030.
T.H
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Grundfoss /
- Danfoss /
- Simen /
- dinh dưỡng học đường. /
- TH /
- thái hương /
- Tập đoàn TH /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank
DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.
Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...
Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước
DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.
Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...
Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế
DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu
DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...