'Đối sách linh hoạt' không để ùn ứ nông sản
16:03 | 09/05/2021
DNTH: Tạo lập hệ sinh thái nông nghiệp bền vững; giữ an toàn cho các chuỗi cung ứng; phản ứng nhanh trong nắm bắt tín hiệu thị trường; chủ động trong thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản… là những “đối sách linh hoạt” để kiểm soát tình hình nông sản ùn ứ, khó tiêu thụ và giữ vững thị trường xuất khẩu trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Chủ động, linh hoạt thông quan, tiêu thụ hàng nông sản
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong đợt dịch cao điểm bùng phát lần thứ 4 này, tình hình diễn biến thị trường, công tác tiêu thụ nông sản đã được nắm bắt kịp thời và có phương án ứng phó cụ thể.
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, sau dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, có thời điểm nhiều xe hàng ùn tắc cục bộ chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. Ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm giải tỏa tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu Hữu Nghị và hàng hóa đã được thông quan thuận lợi. Tại các tỉnh khác, như cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, hiện nay hàng hóa nông sản vẫn thông quan bình thường, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Có thể thấy, qua các đợt dịch, các địa phương đã chủ động và có các sáng kiến để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu vừa đảm bảo phòng, tránh dịch bệnh COVID-19 như: thành lập đội lái xe trung chuyển chuyên biệt để thông quan nông sản, hàng hóa tại cửa khẩu; tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nới rộng thời gian thông quan; khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm tình hình và giãn đưa hàng về cửa khẩu, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt…
Các địa phương cũng chủ động, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp tiêu thụ nông sản. Ví dụ như UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 2 phương án hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Trong đó, phương án 1: Nếu tình hình dịch trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương được trở lại bình thường. UBND dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 114.000 tấn (tiêu thụ trong nước 51.000 tấn, xuất khẩu 53.000 tấn); chế biến sấy khô, nước ép, đóng hộp khoảng 6.000 tấn.
Phương án 2: Tình hình dịch trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, UBND huyện dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 95.000 tấn (trong đó, tiêu thụ trong nước: 60.000 tấn, xuất khẩu: 35.000 tấn); tiêu thụ bằng hình thức khác: 25.000 tấn.
Nhờ chủ động các phương án tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều nên mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Bắc Giang vẫn thu được gần 7.000 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2020. Các hoạt động xúc tiến cũng được đẩy mạnh, lần đầu tiên vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Giữ an toàn chuỗi cung ứng, tận dụng cơ hội xuất khẩu
Phân tích về vấn đề đảm bảo đầu ra và xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có một hệ sinh thái nông nghiệp rất bền vững với 13.500 doanh nghiệp; 17.000 HTX, 34.400 trang trại, 78,8 triệu hộ nông dân. Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cả hệ sinh thái hoạt động theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và vẫn đảm bảo cả lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến hết tháng 4/2021 duy trì được đà tăng trưởng và cao hơn cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng 11,1%, gia cầm tăng 8,5%, tôm tăng 5,5%...
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, các nhà máy chế biến luôn được đặt trong tình trạng cấp bách, cần giữ an toàn. Bộ đã liên tục chỉ đạo bằng các văn bản và xuống trực tiếp các cơ sở để giữ an ninh sinh học với vùng nguyên liệu, đặc biệt là nhà máy chế biến.“Từ lúc có dịch, Bộ siết rất chặt, công tác phòng, chống dịch phải làm thật nghiêm túc, chắc chắn, vì nếu dịch xảy ra trong một nhà máy là chuỗi cung ứng sẽ dừng lại hết. Trước đây, khi có dịch tả lợn châu Phi, một số nhà máy “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, có những bộ phận 3 tháng, 6 tháng mới rời nhà máy về nhà. Phòng, chống dịch COVID-19 cũng được thực hiện với tinh thần như vậy”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Các thị trường xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Hiện có 815 doanh nghiệp tôm, khoảng 200 doanh nghiệp cá tra, 125 doanh nghiệp các ngành hàng khác trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu thủy sản đi thị trường Châu Âu và Mỹ. Một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng tăng trưởng cao, Hàn Quốc tăng trưởng tới 213%.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, trong bối cảnh thị trường thế giới thiếu hụt, các nước xuất khẩu giảm, chuỗi cung ứng của các nước bị đứt gãy do ảnh hưởng của COVID-19 là cơ hội của nông sản Việt Nam. Khi chúng ta chống dịch tốt, giữ được an toàn sinh học, tiếp tục tăng diện tích để nâng cao sản lượng, giữ được chuỗi cung ứng ổn định thì đảm bảo được giá trị xuất khẩu.
“Đối với những ngành hàng thế giới có nhu cầu rất lớn như tôm, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản, các địa phương tăng ngay diện tích nuôi trồng, đảm bảo các yếu tố giống, thức ăn, quy trình nuôi, khai thác, chế biến để nâng cao giá trị”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
“Phản ứng nhanh”, kịp thời nắm bắt thị trường
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, trước diễn biến mới và phức tạp của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để tháo gỡ những khó khăn, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chính sách, các giải pháp hỗ trợ bổ sung, trong đó chú trọng đến các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành.
Về phía Bộ NN&PTNT, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương để triển khai các giải pháp trọng tâm vừa thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo phòng, tránh dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.Cụ thể, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; chủ động tiếp cận, thực hiện các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trước tác động của dịch COVID-19; thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không để tình trạng bị ứ đọng cục bộ. Đặc biệt, cần “phản ứng nhanh”, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT cũng đôn đốc các địa phương chỉ đạo các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường thu mua nông sản nhất là rau củ quả, thủy sản; tăng cường công tác quản lý chất lượng, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, cung ứng thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin chính xác, điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, các tỉnh biên giới về diễn biến tình hình thông quan, xuất khẩu hàng hóa nông sản.
Mặt khác, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, hướng dẫn địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại… để thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Thu Cúc
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục khởi sắc
DNTH: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2025 được kỳ vọng sẽ vượt mốc 10 tỷ USD và tiến tới mục tiêu 11 tỷ USD. Con số khả quan này đang tạo đà mạnh mẽ để ngành thủy sản Việt Nam gia tăng thị phần, khẳng định vị thế trên...
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết
DNTH: Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp.
Rau màu vụ Đông được mùa, được giá
DNTH: Còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các cánh đồng màu tại tỉnh Nam Định, người dân hối hả thu hoạch rau màu để cung ứng ra thị trường.
Sản phẩm chế biến thủy hải sản hút hàng cận Tết
DNTH: Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, hiện các hợp tác xã, cơ sở chế biến các mặt hàng thủy hải sản trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đang huy động tối đa nhân công sản xuất. Các sản phẩm chế biến thủy hải...
ATTP cảnh báo sầu riêng Việt không tuân thủ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
DNTH: Không chỉ EU phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sầu riêng Việt Nam lại vừa bị Trung Quốc cảnh báo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
Chuẩn bị nguồn cung rau màu phục vụ thị trường Tết
DNTH: Chỉ còn hơn nửa tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí sản xuất tại các vùng chuyên canh rau màu của tỉnh Thái Bình nhộn nhịp, sôi động, chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường. Thời tiết thuận...
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...