Đối tượng nào triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh?

07:24 | 04/04/2024

DNTH: Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chỉ ra, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ tăng cường năng lực cho toàn hệ thống, gồm tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.

1
Đối tượng nào triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tng trưởng xanh? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ đang triển khai kế hoạch nâng cao năng lực cho các đối tác, hợp tác xã nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Theo kế hoạch, trên 1 triệu lượt người sẽ được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực để phục vụ triển khai Đề án. Sáu đối tượng chủ lực trong kế hoạch nâng cao năng lực được xác định là giảng viên ToT (Training of Trainers là hoạt động tập huấn, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong nhà trường); cán bộ quản lý, kỹ thuật của hợp tác xã/tổ hợp tác đăng ký tham gia Đề án; cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng; cán bộ quản lý Nhà nước các cấp; bà con nông dân; cán bộ kỹ thuật, nông vụ, phụ trách nguyên liệu của doanh nghiệp.

Trong đó, giai đoạn 2024 - 2025, Đề án sẽ hoàn thành việc đào tạo, tập huấn cho gần 208.000 lượt người. Đến giai đoạn 2026 - 2030, Đề án tiếp tục hoàn thành công tác đào tạo, tập huấn cho trên 812.000 lượt người.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT cho biết, để xây dựng kế hoạch này, Cục đã tiến hành tham vấn 21 đơn vị, trong đó có 12 tỉnh, thành ĐBSCL để thống nhất hoàn chỉnh nội dung.

2
Đối tượng nào triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Trong năm 2024, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng 12 tài liệu tập huấn dành cho các đối tượng khác nhau, đi kèm là các sổ tay, hướng dẫn sử dụng tài liệu.

Cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức 12 lớp tập huấn ToT. Đặc biệt, hoàn thành tập huấn cho 2.000 cán bộ quản lý, kỹ thuật của 400 hợp tác xã nông nghiệp đã tham gia dự án VnSAT. Nội dung tập huấn chủ yếu về quy trình canh tác giảm phát thải và kế hoạch MRV (hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính).

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chỉ ra, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ tăng cường năng lực cho toàn hệ thống, gồm tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.

Ngoài đào tạo về kỹ thuật, Đề án hướng tới đào tạo các giải pháp canh tác giảm phát thải. Trong đó, lực lượng khuyến nông và khuyến nông cộng đồng được xác định có vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, người sản xuất.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, sự thành công của các hợp tác xã (HTX) khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là yếu tố quyết định thành bại của Đề án.

Hiện tại, dù HTX phát triển ở mức trung bình hay thậm chí là yếu, các địa phương vẫn phải nỗ lực để vực dậy tổ chức kinh tế tập thể chủ lực này. Thứ trưởng Nam xác định, hai đối tượng chính trong kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực lần này là các thành viên HTX và cán bộ khuyến nông, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở, khuyến nông cộng đồng.

3
Đối tượng nào triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn báo An Giang.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng mong muốn, ngành nông nghiệp các địa phương định hướng rõ để bà con nông dân hiểu được rằng tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ nhiều nguồn như: Giảm chi phí sản xuất, một phần chi trả tín chỉ carbon và giá trị tăng thêm từ thương hiệu gạo giảm phát thải.

Trong giai đoạn 2024 - 2025, Đề án sẽ tập trung củng cố, nâng chất trên 182.000 ha lúa đã tham gia dự án VnSAT và mở rộng ra ở các địa phương chưa tham gia. Các địa phương lựa chọn ra các HTX có nhiều kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng HTX. Với những HTX ở các địa phương chưa triển khai Dự án VnSAT, lãnh đạo HTX phải năng động, sáng tạo.

Bộ NN&PTNT đã lựa chọn 5 mô hình điểm tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ để triển khai Đề án trong giai đoạn 2024 - 2025. Mỗi mô hình quy mô từ 50 - 100 ha, ứng dụng quy trình canh tác lúa giảm phát thải và phương pháp MRV.

Đến tháng 8 - 9/2024, khi đã hình thành được lúa giảm phát thải, các địa phương tiếp tục triển khai thêm ở vụ Thu Đông 2024 và Đông Xuân 2024 - 2025. Trải qua 3 mùa vụ đánh giá, đo đạc, sẽ trình Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch giảm phát thải.

 Theo Thương Hiệu Và Công Luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN