Dồn sức vượt “sóng dữ”

17:22 | 26/08/2021

DNTH: Dịch bệnh trong nước đang bùng phát tại các tỉnh có các vùng kinh tế, công nghiệp trọng điểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng vận chuyển hàng qua các cảng. Muốn vượt được cơn “sóng dữ”, các doanh nghiệp sẽ vừa phải quyết liệt phát triển thị trường, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, vừa đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch.

Để giải phóng container tồn tại cảng Cát Lái, hàng hóa nhập được phép vận chuyển đến cảng biển khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...  Ảnh: Quỳnh Danh
Để giải phóng container tồn tại cảng Cát Lái, hàng hóa nhập được phép vận chuyển đến cảng biển khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...  Ảnh: Quỳnh Danh

Cát Lái - Đẩy nhanh tháo gỡ container tồn đọng 

Những ngày giữa tháng 8 này, dung lượng tồn bãi tại cảng Cát Lái giảm còn 85%, nhịp điệu sản xuất, khai thác cảng đã trở lại trạng thái bình thường. Các tàu khi đến cảng Cát Lái đều được đáp ứng kịp thời cầu cảng để làm hàng. 

Chỉ cách đây không lâu, Cát Lái, cảng biển đang đảm nhận 40% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, còn đứng trước nguy cơ tắc nghẽn, phải tạm thời ngừng tiếp nhận tàu. Theo giám đốc marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) Trương Tấn Lộc “Vòng quay trung bình của một container đã tăng từ 60 lên 100 ngày. Đại dịch Covid-19 cũng khiến các container tắc nghẽn ở các cảng, các kho bãi, các kho chứa trên thế giới. Trong khi đó, giá cước biến động lớn, gấp bảy đến 10 lần từ tháng 10 năm ngoái đến nay...”. 

Như vậy, chỉ sau gần ba tuần TP Hồ Chí Minh thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội, SNP đã phải phát đi thông báo về việc lượng hàng, container tồn bãi tại đây luôn chạm mức hết công suất, nhất là dung lượng dành cho hàng nhập đã chạm ngưỡng 100% công suất. Chưa hết, Cát Lái còn đối diện khó khăn từ việc thiếu hụt lao động trầm trọng. Nhân sự làm việc tại các vị trí ngoài hiện trường ở cảng (nhân viên cảng vụ, lái cẩu bãi xe, lái xe nâng...) đã giảm 50% so với trước, chỉ còn 250 người.

Ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Hàng hải Việt Nam cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận báo cáo của SNP, Cục khẩn trương tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị có liên quan để họp bàn và thống nhất thực hiện ba nhóm giải pháp chính gồm: nhóm giải pháp nhằm tăng năng lực giải phóng hàng ra khỏi cảng; nhóm giải pháp tăng năng lực khai thác của bãi cảng; nhóm giải pháp giảm lượng hàng nhập về cảng. 

Ở góc độ của doanh nghiệp, trung bình mỗi ngày, lãnh đạo SNP cùng tổ công tác của Cục Hàng hải tổ chức họp trực tuyến với 30 khách hàng, 15 hãng tàu để giải quyết vướng mắc, hỗ trợ khách hàng sớm giải phóng hàng ra khỏi cảng. Căn cứ tình hình thực tế, trong tháng 8 và tháng 9/2021, năng lực cầu bến tại Cát Lái vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu cập tàu, làm hàng. Trường hợp dịch bệnh trở nên phức tạp, đơn vị này sẽ chủ động ký hợp đồng với các cảng lân cận trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép, dự phòng trường hợp cần đưa tàu sang để xếp dỡ và giao hàng cho chủ hàng.

Hiện SNP tập trung các giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Tại cảng Cát Lái, đối với những container hàng nhập của các nhà máy đang tạm ngừng hoạt động, chưa lấy được về, đơn vị sẽ chuyển về bốn cơ sở: Cảng Tân Cảng Hiệp Phước và các cảng cạn: Tân Cảng Long Bình, Tân Cảng Nhơn Trạch, Tân Cảng Sóng Thần. Phí vận chuyển và nâng hạ hai đầu được miễn phí. Đồng thời, thực hiện miễn phí 100% chuyển đổi mục đích khi cấp container rỗng cho khách hàng tại cảng; miễn phí chuyển giảm tải từ cảng Cát Lái về các kho chứa thuộc hệ thống Tân Cảng Sài Gòn đối với container rỗng chưa có kế hoạch xuất/đóng hàng...

Cục Hàng hải Việt Nam đang cùng SNP tiếp tục chủ động trao đổi với bốn nhóm doanh nghiệp chính gồm: doanh nghiệp tạm dừng tất cả hoạt động do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất nhưng vẫn có khả năng lấy hàng, doanh nghiệp đang thực hiện “ba tại chỗ” nhưng gặp khó khăn về nhân lực không thể lấy hàng tại cảng và doanh nghiệp “ba tại chỗ” hoạt động bình thường. Trong quá trình làm việc, sẽ nắm bắt tình hình hoạt động, kế hoạch rút hàng của doanh nghiệp để đưa ra phương án giải phóng hàng hóa tối ưu nhất.

Cụm cảng Quảng Ninh - Kéo giảm chi phí vận tải biển

Ở phía bắc, với lợi thế sở hữu 250 km đường bờ biển, Quảng Ninh được xác định là trung tâm cảng biển quan trọng, đảm nhận hơn 40% tổng lượng hàng hóa và hành khách khu vực phía bắc. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lượng hàng hóa, tàu thông qua cảng Quảng Ninh giảm so cùng kỳ các năm trước đó. Báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cho thấy, tổng số lượt tàu thuyền thông qua cảng biển bảy tháng năm 2021 là 62.874 lượt, cùng kỳ năm 2020 là 65.529 lượt.

Trong bối cảnh doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19, để chia sẻ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam chạy tuyến nội địa, thực hiện chỉ đạo của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã kêu gọi các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng biển (hoa tiêu, lai dắt tàu biển) tiếp tục có chính sách giảm giá dịch vụ, áp dụng mức giá dịch vụ tối thiểu quy định tại Thông tư số 54/2018 của Bộ Giao thông vận tải đối với tàu, thuyền Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa (bao gồm cả tàu biển và phương tiện VR-SB), từ đó góp phần giảm chi phí vận tải biển. 

Hiện nay, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã áp dụng thực hiện thủ tục điện tử cấp độ bốn đối với tất cả các tàu biển đến, rời cảng biển Quảng Ninh. Doanh nghiệp, đại lý, người làm thủ tục chỉ cần khai báo và gửi hồ sơ điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi tàu biển đến, rời cảng biển theo quy định. Cán bộ Cảng vụ sẽ tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ điện tử.

Nếu hồ sơ điện tử đầy đủ và hợp lệ, Cảng vụ sẽ giải quyết thủ tục điện tử và trả kết quả qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Số lượng hồ sơ điện tử được phê duyệt trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh trong năm 2020 là 8.374 hồ sơ, đạt tỷ lệ 97,53%. Trong bảy tháng năm 2021, số lượng hồ sơ điện tử được phê duyệt là 4.801 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,17%.

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh làm rõ: “Trước sự phức tạp của dịch bệnh, để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh khuyến khích các phương tiện thủy nội địa sử dụng đại lý hoặc bố trí cán bộ, người được ủy quyền làm thủ tục đối với phương tiện vào, rời cảng biển. Thuyền trưởng cũng có thể chụp ảnh giấy tờ phương tiện và văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và gửi đến Cảng vụ qua email, zalo. Cán bộ Cảng vụ sẽ kiểm tra thông tin, từ đó thực hiện thủ tục và làm kế hoạch cho phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng”.

Dự báo tình hình từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, bài học từ Cát Lái và Quảng Ninh sẽ còn nguyên giá trị. Để vượt sóng dữ, đòi hỏi phải có sự chủ động từ phía các cảng, sự đồng hành quyết liệt tháo gỡ khó khăn từ các bộ, ngành, chính quyền địa phương, và không thể thiếu đi sự hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN