Đồng Nai: Phát triển du lịch sinh thái ven hồ Trị An cần tháo “nút thắt” quy hoạch
14:02 | 11/04/2023
DNTH: Mô hình phát triển du lịch sinh thái kết hợp sản xuất nông nghiệp khu vực hồ Trị An đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên phần lớn các cơ sở kinh doanh đều tự phát nhỏ lẻ chưa có sự đầu tư bài bản. Bên cạnh đó, việc lập đề án quy hoạch phát triển du lịch trên đất rừng, khu bảo tồn của cơ quan quản lý địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc một số quy định pháp luật về đất đai,… cần được tháo gỡ.
Hiệu quả từ mô hình du lịch cắm trại dưới tán rừng xoài
Nông nghiệp gắn kết du lịch đang là mô hình mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua du khách, các sản phẩm nông nghiệp được quảng bá rộng rãi. Sự gắn kết này đã tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.
Từ thực tế kết hợp này, nhiều hộ gia đình tại ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đang áp dụng có hiệu quả mô hình trồng xoài kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, cắm trại…để tăng thêm thu nhập.
Theo anh Nguyễn Văn Tiến, chủ cơ sở nghỉ dưỡng Angel Villague cho biết, các hộ dân ở đây đa số trồng cây xoài từ nhiều năm nay thu nhập không cao, giá cả lại thất thường, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng (cây xoài), bên cạnh lòng hồ vừa bảo tồn phát triển hệ sinh thái vừa đem lại thu nhập cho người dân, góp phần vào phát triển của địa phương nên anh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất.
“Hiện nay nhu cầu về cắm trại nghỉ dưỡng vào dịp cuối tuần của du khách ngày càng nhiều, mỗi tuần cơ sở của tôi đón khoảng 100 khách đến lưu trú, nghỉ dưỡng, thu nhập của gia đình cao hơn trồng xoài”, anh Tiến chia sẻ.
Anh Nguyễn Viết Thăng chủ cở sở Gạo Farm cho biết, cơ sở của anh hoạt động bắt đầu từ tháng 4/2022, hiện có 15 lều cho khách cắm trại vào dịp cuối tuần dưới tán xoài, mỗi tuần đón khoảng 30 - 40 khách, doanh thu hàng tháng khoảng 70 triệu đồng, lợi nhuận gấp nhiều lần trồng xoài.
Là người trồng xoài lâu năm tại ấp 3, xã Mã Đà, ông Phạm Té chia sẻ: “Tôi trồng xoài ở đây từ năm 1995, quãng thời gian ấy gắn bó với việc chăm sóc và thu hoạch trái xoài nhưng đến nay gia đình vẫn chỉ ở mức đủ ăn, trong khi giá cả leo thang, xoài bị sâu bệnh làm ăn ngày càng khó khăn hơn.”
Cũng theo ông Phạm Té, hiện nay việc kết hợp du lịch sinh thái, cắm trại, nghỉ dưỡng dưới tán xoài ở các khu vực quanh hồ Trị An là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến cây xoài và môi trường tự nhiên.
Còn theo Phạm Văn Thanh chủ cơ sở Suri Camping cho biết, hiện anh có 40 lều, mỗi tuần đón khoảng 50 - 60 khách, chủ yếu cho giới trẻ thuê và không phục vụ ăn uống. Đây được xem là hướng thoát nghèo của gia đình anh.
Theo tìm hiểu, trên địa bàn xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu có khoảng 30 cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái, những cơ sở nêu trên là các địa điểm du lịch đang hoạt động theo hình thức hộ gia đình và hộ kinh doanh. Dù vậy, các cơ sở này đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và một số giấy tờ liên quan.
Ngoài việc tăng thêm thu nhập cho gia đình, các địa điểm du lịch còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, tiêu thụ và tăng giá trị sản vật cho người dân…
Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều hộ kinh doanh du lịch sinh thái tại ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, trong quá trình hoạt động họ gặp nhiều khó khăn, nhất là không có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước tại địa phương về làm du lịch dưới tán rừng; các cơ quan ban ngành địa phương không quy định cụ thể việc cắm mốc, ranh giới bờ hồ...
Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vẫn chưa đưa ra quy hoạch phát triển du lịch cho khu bảo tồn, nên người dân không nắm được.
Ngày 27/3, UBND xã Mã Đà đã tổ chức tiến hành tháo dỡ các công trình vi phạm trong hành lang bảo vệ hồ chứa thuỷ điện Trị An khiến cho nhiều hộ kinh doanh lo lắng.
Chị Phương chủ một cơ sở kinh doanh cho biết, chị không chống đối chính quyền, sẵn sàng tháo dỡ những công trình thuộc phạm vi an toàn lòng hồ, chỉ mong muốn chính quyền địa phương cho giữ lại một số lán lều trong phần đất thuê khoán để gia đình sinh hoạt.
“Xã Mã Đà có lợi thế về du lịch rất lớn, nếu không không có cơ chế chính sách giúp bà con phát triển du lịch thì rất lãng phí, bỏ qua cơ hội rất lớn”, chị Phương cho biết thêm.
Cần sớm có đề án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái rừng
Du lịch là một trong bốn nhiệm vụ đột phá được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai hiện có 4 đơn vị chủ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương phát triển du lịch sinh thái rừng và dự án du lịch đường sông với những lợi thế tạo ra sản phẩm đặc trưng của địa phương, hình thành sản phẩm du lịch liên kết với các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Đây là cơ hội để Đồng Nai thu hút đầu tư, phát huy tối đa thế mạnh về du lịch với các sản phẩm du lịch quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện còn 3 đơn vị chủ rừng là Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành (huyện Long Thành), núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc) đang thực hiện các thủ tục xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững và Đề án Quy hoạch phát triển du lịch để thúc đẩy mời gọi các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do vướng quy định nên các đề án, phương án quản lý và phát triển du lịch sinh thái rừng tại các đơn vị đến nay vẫn chưa thể hoàn tất.
Theo tìm hiểu, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu đã làm đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải qua nhiều lần xin góp ý, họp Hội đồng thẩm định và chỉnh sửa, trình thẩm định nhưng đến nay vẫn chưa được thẩm định và phê duyệt nên không thể triển khai các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí. Trong đó, có xây dựng 2 dự án trọng điểm, gồm: khu nuôi động vật bán hoang dã (safari) và công viên thể thao hàng không Đồng Nai.
Thời gian qua, đơn vị này đã chủ động mời gọi các nhà đầu tư chuyên về du lịch sinh thái khảo sát, nghiên cứu xây dựng ý tưởng và mong muốn được hợp tác đầu tư khai thác và phát triển các loại hình du lịch tại khu bảo tồn. Tuy nhiên, do đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí chưa được thẩm định, phê duyệt do vậy nhà đầu tư không thể xây dựng các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trình các cấp phê duyệt.
Tại Hội nghị giao ban ngành du lịch Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, phải mạnh dạn, tạo đột phá cho du lịch Đồng Nai để có thể khai thác lợi thế từ những tiềm năng một cách bài bản. Đặc biệt đối với một số dự án lớn, có thể tạo cơ hội đột phá cho ngành du lịch, dự án: Safari, khu Núi Cúi, núi Chứa Chan…
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ các dự án lớn của tỉnh, đồng thời phải làm tốt công tác bảo tồn và phát huy những giá trị do rừng mang lại.
Từ thực tế nêu trên, hiện nay, nhiều hộ kinh doanh du lịch tự phát trên địa bàn xã Mã Đà đang mong mỏi UBND tỉnh Đồng Nai và các sở ban ngành sớm có văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để người dân làm du lịch sinh thái ven hồ Trị An phát triển bền vững, không xâm lấn lòng hồ thuỷ điện và hệ sinh thái rừng.../.
Như Xuân
Cùng chuyên mục
- Tags:
- du lịch cắm trại /
- đảo ó /
- Angel Villague /
- xã Mã Đà /
- hồ trị an /
- huyện Vĩnh Cửu /
- du lịch sinh thái /
- tỉnh đồng nai /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...