Đồng Tháp: Xây dựng, nâng cao giá trị mặt hàng lúa gạo

16:19 | 07/08/2020

DNTH: Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều giải pháp đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thay đổi cơ cấu giống phù hợp, nhân rộng các mô hình giảm giá thành, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất tăng giá trị mặt hàng lúa gạo.

Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, lúa gạo là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực được tỉnh chọn thực hiện trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 3,3 triệu tấn.
 

Đồng Tháp: Phát triển ngành hàng lúa – gạo gắn với phát triển sản phẩm OCOP

Đồng Tháp có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo


Theo thống kê, 06 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh đã xuống giống 391.385 ha (đạt 100,36% so với kế hoạch năm), đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt 7,2 tấn/ha, sản lượng đạt 2,55 triệu tấn (năng suất tăng 0,2 tấn/ha và sản lượng cao hơn 5.535 tấn so với cùng kỳ năm 2019), giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 8.456 tỷ đồng (tăng 411 tỷ đồng so với cùng kỳ).

Giá lúa tươi tại ruộng cao hơn so với cùng kỳ từ 200 - 300 đồng/kg (lúa thường IR50404 từ 4.500 - 4.600 đồng/kg, lúa chất lượng cao từ 4.900 - 5.200 đồng/kg) và giá thành sản xuất lúa khoảng 2.909 đồng/kg (giảm 233 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2019) nên lợi nhuận bình quân ước đạt 23 triệu đồng/ha (tăng hơn 4 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2019).

Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, góp phần giảm  giá thành, nâng cao chất lượng lúa gạo và hiệu quả sản xuất.

Diện tích liên kết tiêu thụ hàng năm đạt khoảng 12% tổng sản lượng thụ hoạch (sản lượng liên kết đạt 388 nghìn tấn). Tổ chức liên kết thực hiện thông qua Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) và Hội quán. Đến nay Đồng Tháp có 67 HTX, 82 THT, 01 Hội quán và 40 công ty doanh nghiệp (trong và ngoài tỉnh) tham gia thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ lúa.

Hoạt động chế biến xay xát gạo có 264 doanh nghiệp tham gia thực hiện với sản lượng 3,2 triệu tấn, trong đó có 26 doanh nghiệp đầu tư hiện đại với dây chuyền tự động hóa, nâng cao chất lượng và số lượng ngành hàng gạo.

Phát triển các sản phẩm sau gạo và sản phẩm tinh chất ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, máy móc mở rộng phát triển. Đến nay, có 4 doanh nghiệp lớn sản xuất trên 10 chủng loại sản phẩm chế biến sau gạo (bánh phồng tôm, miến, cháo, gạo sấy, hủ tiếu, bánh phở, bún gạo, bánh gạo, bánh tráng, cốm, kẹo gạo, bột dinh dưỡng …); trên 400 cơ sở sản xuất bột gạo các loại; 26 cơ sở sản xuất củi trấu và 3 dự án đầu tư chiết suất dầu cám.

 

Đồng Tháp: Phát triển ngành hàng lúa – gạo gắn với phát triển sản phẩm OCOP

Đồng Tháp thực hiện phát triển ngành hàng lúa - gạo gắn với phát triển sản phẩm OCOP


Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, quy trình canh tác mới vào sản xuất, có nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sau gạo.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần nhìn nhận và khắc phục nhằm phù hợp với xu thế sản xuất mới như: thất thoát trong khâu thu hoạch khoảng 10 - 15%, liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa cao, các khâu chế biến còn yếu...Để ngành lúa gạo tỉnh nhà phát triển, ngoài việc đẩy mạnh cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học và bà con nông dân có tư duy sản xuất mới. 

Để phát triển ngành hàng lúa - gạo trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp đã đề ra các giải pháp trong sản xuất và sau thu hoạch. Theo đó, hình thành các cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục ứng dụng cơ giới hóa toàn diện trong sản xuất, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Trong đó, tập trung vào việc thay đổi công nghệ sấy, khai thác tiềm năng từ phụ phẩm vỏ trấu; công nghệ chế biến các sản phẩm từ gạo; tình hình các giống lúa phục vụ sản xuất, xuất khẩu và các giải pháp ứng phó hạn, mặn.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp, tăng cường chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, chế biến phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, xây dựng thương hiệu của lúa gạo Đồng Tháp.

 

Theo Mai Quỳnh/THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN