Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

18:55 | 07/05/2024

DNTH: Sau hai năm đàm phán, sáng 7/5, Đồng Tháp tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen xuất khẩu đi Nhật Bản, mở ra cơ hội trồng sen lấy củ ở miền Tây.

1
Các đại biểu thực hiện nghi thức xuất khẩu lô sen đầu tiên sang Nhật Bản. Ảnh Trần Ngọc.

Sáng 7/5, tại thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô củ sen sang thị trường Nhật Bản. Hoạt động này diễn ra trước thềm Lễ hội sen Đồng Tháp lần II-2024 sắp diễn ra.

Ông Nguyễn Minh Thiện - đại diện Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt - đơn vị xuất khẩu - cho biết lô hàng củ sen cấp đông khoảng 15 tấn chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá trị khoảng 980 triệu đồng.

"Để xuất khẩu chính thức sang Nhật, doanh nghiệp có hai năm đàm phán, nhiều lần gửi hàng mẫu. Bởi thị trường Nhật rất khó tính, yêu cầu kiểm nghiệm mẫu đất, nước, không khí nơi trồng sen và quy trình chế biến tại nhà máy", ông Thiện nói.

Dự kiến trong năm 2024, Công ty Sen Đại Việt sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản đơn hàng giá trị gần 7 tỉ đồng, tương đương 8 container.

2
Sơ chế củ sen Đồng Tháp xuất sang Nhật Bản.

Củ sen xuất khẩu được chế biến theo công nghệ cấp đông IQF, có thể bảo quản trong hai năm, giữ được màu tự nhiên. Trung bình 1 tấn củ sen nguyên liệu thu được 30% sản phẩm để xuất khẩu, còn lại dùng chế biến các sản phẩm bán trong nước.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó chủ tịch Hội ngành hàng Sen tỉnh Đồng Tháp thông tin, lô củ sen được xuất khẩu là loại sen trồng ở miền Tây có thể trồng quanh năm. Một vụ trồng 4 tháng có thể đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/vụ. Khảo sát ở các miền Tây có khoảng 3.000 ha trồng sen song đa phần lấy hạt, chỉ 200 ha trồng lấy củ nên so với nhu cầu không đáp ứng. Hiện nay thị trường Nhật cần khoảng 100.000 tấn củ sen mỗi năm, trong khi Trung Quốc là 2 triệu tấn nên nhu cầu xuất khẩu củ sen là rất lớn.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đang trồng 1.800 ha sen, sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm. Sen lấy củ trồng theo quy trình được bao tiêu với giá 20.000 đồng một kg, ước tính mỗi vụ nông dân lãi 40-45 triệu đồng một ha. Việc xuất khẩu lô củ sen sang thị trường Nhật Bản khó tính là nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, khẳng định thế mạnh nông sản tỉnh.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN