Đợt hạn, mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử ĐBSCL
10:04 | 21/06/2020
DNTH: Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể.
Hạn, xâm nhập mặn 2019 – 2020 đã làm khoảng 900ha lúa đông xuân ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An mất trắng. |
Ngày 20/6, tại Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Long An tổ chức hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô năm 2019-2020.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha. Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500ha/176.700ha diện tích gieo trồng trong vụ mùa bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại trắng từ 70% trở lên là 14.000ha. Đối với vụ đông xuân 2019-2020, ở ĐBSCL có sáu tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900ha, trong đó, có 26.000ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300ha.
Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại sáu tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541ha bị thiệt hại mất trắng. Nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau cũng bị thiệt hại hơn 8.715ha, trong đó nghề nuôi cá truyền thống thiệt hại 1.234ha, nuôi tôm nước lợ 4.811ha.
Hạn, xâm nhập mặn cũng đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển (Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, trong đó có 20.600 hộ thuộc vùng cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 75.400 hộ thuộc vùng cấp nước hộ gia đình. Nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm năm nay là do nguồn nước tại các công trình cấp nước tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bến Tre bị cạn kiệt vì xâm nhập mặn vào sâu. Nguồn nước mặt tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Cà Mau và Bạc Liêu bị nhiễm mặn, nguồn nước ngầm suy giảm.
Hạn, xâm nhập mặn cũng đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển (Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. |
Ngoài ra, trong mùa hạn, mặn năm nay tình trạng thiếu nước kéo dài làm mực nước trên các kênh trục xuống thấp, nhiều tuyến kênh rạch khô cạn, dẫn đến tình sạt lở bờ kênh, đường giao thông và nhà dân sống ven kênh. Vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) đã xảy ra 112 điểm sạt lở, tổng chiều dài 15.920m làm thiệt hại về nhà, đất ở, đất trồng cây lâu năm và hoa màu của 108 hộ dân.
Tại Long An, hạn, mặn đã làm sạt lở làm khoảng 200m đê bao và đường nông thôn ven sông tại các huyện Tân Trụ, Cần Giuộc, Thạnh Hóa. Tại Cà Mau, hạn, xâm nhập mặn đã làm sụt lún chín điểm bờ kênh và nhiều tuyến đường giao thông ở huyện Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau và huyện U Minh, với tổng chiều dài sụt lún hơn 24km; đê biển Tây bị sụt lún tại đoạn Đá Bạc-Kênh Mới với tổng chiều dài 240m và 4.215m đang có nguy cơ tiếp tục sụt lún. Tại Kiên Giang, hơn 1,500km đê bao và lộ giao thông nông thôn huyện U Minh Thượng cụng bị sụt lún nghiêm trọng. Tỉnh Vĩnh Long cũng đã xuất hiện 14 điểm sạt lở, tại An Giang có chín điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch...
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đạt được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay phòng, chống hạn mặn.
Bài học kinh nghiệm trong việc điều hành phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2019 – 2010 là: Công tác dự báo xâm nhập mặn đã được ngành dự báo khí tượng, thủy văn thực hiện tốt, nhất là việc nhận định sớm thời điểm xâm nhập mặn ảnh hưởng để việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình trạng nguồn nước. Các địa phương đã kịp thời khoanh vùng, cắt giảm, chuyển đổi thời vụ sản xuất để né mặn, giảm thiểu diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Đa dạng hóa phương thức, phổ biến thông tin qua các mạng xã hội, như: facebook, zalo, viber,.. đã mang lại hiệu quả tích cực.
Đặc biệt, các công trình kiểm soát mặn liên tỉnh đã giúp chủ động trực tiếp kiểm soát và hỗ trợ kiểm soát xâm nhập mặn cho gần 400.000ha đất nông nghiệp, giảm thiểu phần lớn thiệt hại. Song đó là quá trình nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn là rất cần thiết, để từ đó, người dân chủ động phương án ứng phó, tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, trong nước, các cá nhân trong việc đóng góp sáng kiến, kinh nghiệm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn; sản xuất, hỗ trợ các trang thiết bị trữ, lọc nước sinh hoạt đã đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, đặc biệt trong việc bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen cho 22 tập thể và 24 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước tưới, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 202919 – 2020 khu vực ĐBSCL. |
Giải pháp trong thời gian tới là tăng cường công tác dự báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo dõi chặt chẽ, phổ biến rộng rãi qua phương tiện thông tin đại chúng đến người dân để chủ động giảm thiểu thiệt hại do hạn - mặn gây ra. Chú trọng thực hiện các giải pháp thủy lợi như: nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, tranh thủ lợi dụng thủy triều để bơm nước, đắp đập tạm để ngăn mặn, trữ nước tại các khu vực chưa có công trình thủy lợi khép kín. Tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép và ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng. Rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái ở các khu vực thuộc ĐBSCL có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn để hướng dẫn các giải pháp cho bà con chủ động ứng phó. Bố trí lịch thời vụ hợp lý, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang cây trồng cạn.
Đối với nuôi trồng thủy sản, cần xác định vùng nuôi thủy sản nước mặn ổn định, có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, để chủ động phương án điều tiết nước phù hợp. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang được đầu tư xây dựng để sớm hoàn thành đưa vào phục vụ sản xuất, thuộc nguồn vốn của trung ương và địa phương.
Tiếp tục xây dựng các công trình kiên cố tại những vị trí thường xuyên phải đắp đập tạm, mang tính chất liên vùng, có vai trò quan trọng đến bảo vệ nguồn nước ngọt của các nhà máy nước sinh hoạt, vùng trồng cây ăn trái, vùng sản xuất nước ngọt để thay thế các đập tạm, nhằm chủ động ứng phó với tình trạng hạn, xâm nhập mặn.
Rà soát, khoanh vùng, cân đối nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt trong điều kiện bình thường và điều kiện cực đoan đến từng xóm, thôn, xã, huyện để có giải pháp phù hợp. Giai đoạn trước mắt, tăng cường các giải pháp chủ động cấp nước cho các vùng xa nguồn ngọt, chú trọng tích nước tại chỗ, xây dựng mới các công trình kiểm soát mặn, trạm bơm, xây dựng hệ thống kênh trục chuyển nước, chuyển đổi một số đập tạm thành các cống chủ động điều tiết... Về lâu dài, xem xét tiếp việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông lớn để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các tác động từ biển, chủ động điều hòa, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng nước ở các vùng sinh thái. Huy động nguồn lực tổng hợp đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phân bổ đầu tư hợp lý trung và dài hạn, có lộ trình cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp tiểu vùng và toàn vùng. Tiến hành đo đạc, khảo sát, nghiên cứu và đánh giá chính xác để tìm nguyên nhân của tình trạng sụt lún đất để xác định giải pháp căn cơ, bền vững khi lập quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhân dịp này Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen cho 22 tập thể và 24 cá nhân, trong đó có Báo Nhân Dân “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước tưới, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 202919 – 2020 khu vực ĐBSCL”.
Thanh Phong
Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân
Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...
Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường
Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.
Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...
Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh
Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.
Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa
Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...
Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”
DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...