Dự án đường sắt TP HCM – Cần Thơ: Sẽ nắn tuyến để 'đổi đất'?
17:07 | 20/04/2019
DNTH: Dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677km. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị tư vấn đã có đề xuất thay đổi hướng tuyến nhằm đạt hiệu quả triển khai dự án.
Theo báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam, dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ được phê duyệt vào năm 2013 tại Quyết định 2563/QĐ-BGTVT. Theo đó, hướng tuyến của dự án có điểm đầu hàng hóa tại ga An Bình (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm đầu hành khách tại ga Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM) và điểm cuối tại ga Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Tại buổi làm việc liên quan đến dự án trên diễn ra ở Tiền Giang hôm nay (19/4), đại diện đơn vị tư vấn là Công ty CP Tư vấn kỹ thuật giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH) cho biết hướng tuyến của dự án đã được duyệt xác định là bám sát các đô thị, bao gồm thị trấn Bến Lức, TP Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cái Bè (Tiền Giang), TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) và Cần Thơ, tổng cộng có 14 ga và 2 trạm khách.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc.
Theo đại diện TEDI SOUTH, mục tiêu đầu tư của dự án là xã hội hóa, sử dụng các nguồn thu liên quan đến dự án để cân đối, bù đắp cho kinh phí để đầu tư xây dựng. Sau khi rà soát, tư vấn nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến mới là bám sát theo bên trái đường bộ cao tốc TP HCM - Trung Lương - Cần Thơ và sẽ có khoảng 100km được điều chỉnh so với hướng tuyến trước đây, chủ yếu qua Long An, Tiền Giang và một phần của TP HCM. Ngoài nguồn thu từ bán vé, để hoàn vốn cho dự án, đơn vị tư vấn cũng đề xuất sử dụng quỹ đất xung quanh các ga đi qua TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Theo đại diện TEDI SOUTH, tất cả những khu đất tại các ga được định hướng phát triển đô thị nên sẽ xin chuyển từ đất nông nghiệp và các loại đất khác sang đất đô thị, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tạo ra sự chênh lệch, đem lại lợi ích cho dự án…
Sau khi nghe trình bày phương án, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng như vậy là chưa thuyết phục. Theo Bộ trưởng Thể, điều mà ông muốn biết là cụ thể tại những quỹ đất xung quanh các ga sẽ đầu tư những hạng mục công trình ra sao.
“Ông phải tính ông làm cái gì ở đây, bây giờ đất ở đây giá bao nhiêu và khi ông chuyển sang làm cái gì đó, nó sinh lợi gì, phải tính toán được như vậy mới có thể đề xuất dự án” – Bộ trưởng Thể nêu vấn đề và cho rằng muốn dự án khả thi thì trên cơ sở quỹ đất được cấp phải thể hiện rõ ràng, chi tiết đầu tư ra sao, phải tính toàn bộ các quỹ đất sinh lợi như thế nào, như vậy bộ mới có cơ sở để trình Chính phủ phê duyệt dự án.
Chưa thể đưa ra kết luận cụ thể về dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn thiện và phải đề ra được các giải pháp hoàn vốn về tài chính cho dự án từ việc đề xuất điều chỉnh hướng tuyến, yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam hỗ trợ cho tư vấn và việc này phải được hoàn thành trong 3 tháng, nếu chậm nhất là sau 6 tháng.
Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài 173,67 km, tốc độ thiết kế 200 km/h. Có 9 nhà ga đi qua các tỉnh: Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ ga Tân Kiên (TP.HCM về Cần Thơ), còn giai đoạn 2 tuyến từ ga Tân Kiên đi An Bình (Bình Dương).
Dự án đã được đồng ý chủ trương nghiên cứu từ năm 2013. Tuy nhiên, đến nay, đơn vị tư vấn vẫn chưa thuyết phục được các phương án khả thi về tuyến, về hạn mức đầu tư, và đặc biệt là tính khả thi trong vấn đề thu hồi vốn.
Theo Cảnh Kỳ
Tiền phong

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...