Dự án Phước Kiển giờ của ai?

11:59 | 10/07/2020

DNTH: Nguồn tiền “tươi” gần 2.900 tỷ đồng từ Sunny đã giúp QCG vượt qua giai đoạn khó khăn, nếu không muốn nói là căng thẳng về dòng tiền. Song, viễn cảnh “không biết sẽ đi đâu về đâu” của dự án Phước Kiển đang đẩy QCG và đối tác Sunny vào thế khó.

Dự án Phước Kiển không biết sẽ đi đâu về đâu

Dự án Phước Kiển không biết sẽ đi đâu về đâu

Dự án Phước Kiển (tại huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh) có quy mô 91,6 ha nhiều năm nay là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của các cổ đông CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG). Điều ấy có phần dễ hiểu, bởi QCG “mắc kẹt” với dự án nhiều năm, số tiền rót vào dự án đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của QCG, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục đem đến một tin không vui. Đó là giấy phép đầu tư dự án Phước Kiển sẽ hết hạn vào ngày 1/8 tới đây, khi đó "không biết dự án sẽ đi đâu về đâu". Bà Loan cũng nhiều lần khẳng định lỗi không phải do QCG, dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng không được giao đất.

Sự bế tắc tại dự án Phước Kiển không còn là câu chuyện riêng của QCG, giờ đây nó còn là mối bận tâm lớn của giới chủ CTCP Đầu tư Sunny Island (Sunny) – đối tác đã bỏ ra 2.882 tỷ đồng từ năm 2017 tới nay để “giải cứu” dự án Phước Kiển, và phần nào cũng có thể nói là “giải cứu” QCG.

Cuối năm 2016, QCG ghi nhận khoản dư nợ hơn 1.351,9 tỷ đồng tại BIDV Quang Trung liên quan dự án Phước Kiển. Khoản nợ đã gần kề ngày đáo hạn (31/3/2017) song QCG cũng chẳng mấy dồi dào về nguồn vốn, khi chỉ ghi nhận hơn 100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền trên bảng cân đối.

Nhưng rồi QCG đã tất toán khoản nợ với BIDV Quang Trung trong Quý 1/2017, thậm chí còn được miễn giảm 237 tỷ đồng lãi vay, nhờ nguồn tiền “tươi” được giải ngân nhanh chóng từ Sunny. Đổi lại, QCG sẽ “bán” dự án Phước Kiển cho phía đối tác.

Cụ thể, ngày 15/10/2016, Sunny và QCG đã ký biên bản thỏa thuận ghi nhớ. Theo đó, QCG sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny. Đầu năm 2017, Sunny đã chuyển cho QCG hơn 2.000 tỷ đồng để tạm ứng. Số tiền nhanh chóng được nâng lên mức 2.882 tỷ đồng. Một phần giúp giúp QCG “giải cứu” dự án Phước Kiển, một phần được tập đoàn dung vào việc phát triển các dự án bất động sản khác.

Việc giải ngân số tiền lớn một cách nhanh chóng phần nào phản ánh sự tin tưởng của giới chủ Sunny dành cho QCG và Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan. Tuy nhiên, mối hợp tác này cũng nhanh chóng rạn nứt.

Tháng 4/2017, Sunny và QCG đã thanh lý biên bản thỏa thuận. Nguyên nhân được QCG cho biết là do dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. "Hai bên đang trong quá trình đàm phán về việc chuyển nhượng", QCG thuyết minh trên Báo cáo Tài chính (BCTC) 2018.

Còn trên BCTC 2019, tập đoàn này cho biết dự án Phước Kiển đã tiến triển qua nhiều giai đoạn với hàng loạt các thủ tục pháp lý thay đổi, dẫn đến một số điều khoản trong hợp đồng không còn phù hợp với tình hình thực tế, do đó hai bên đang đàm phán để có hướng xử lý phù hợp.

Quá trình đàm phán kéo dài giữa QCG và Sunny không chỉ bởi sự bế tắc của dự án Phước Kiển, mà có lẽ còn xuất phát từ một nguyên nhân khác, ít được biết tới hơn, đó là việc đổi chủ của Sunny.

Thành lập vào tháng 2/2017, ban đầu, Sunny có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: Chang Ly (nắm giữ 40% cổ phần), Nguyễn Ngọc Hiền (nắm giữ 30% cổ phần), Văn Kim Phụng (nắm giữ 30% cổ phần). Ông Chang Ly (SN 1966) là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Sunny.

Khoảng 1 năm sau, tháng 2/2018, cả 3 cổ đông sáng lập đều triệt thoái vốn khỏi Sunny. Doanh nghiệp này cũng tăng vốn điều lệ lên 2.935 tỷ đồng. Nhiều khả năng Sunny đã đổi chủ khi cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc được chuyển giao cho ông Nguyễn Ngọc Thủy (SN 1965). Ông Thủy là Tổng Giám đốc CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam – một thành viên của Tập đoàn Him Lam.

Tuy nhiên, đến ngày 2/7/2020, Sunny thêm một lần nữa cho thấy dấu hiệu đổi chủ, nhưng lần này nhiều khả năng là “hồi cố chủ”.

Cụ thể, HĐQT của Sunny lúc này có 3 thành viên mới là Nguyễn Công Thái (SN 1975), Huỳnh Thiên Phúc (SN 1989), Quách Tuấn Hải (SN 1965).  Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Công Thái. Ông Thái hiện đang phụ trách Sàn giao dịch BĐS Sunny World của CTCP Đầu tư và Phát triển Sunny World. Bên cạnh đó, ông Thái còn là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho CTCP Đầu tư BĐS Elegance.

Đối với dự án Phước Kiển, sau nhiều năm không thể triển khai, viễn cảnh bị thu hồi giấy phép đang đẩy QCG và đối tác Sunny vào thế khó. Khoản tiền đã nhận gần 2.900 tỷ đồng từ việc “bán” dự án Phước Kiển trước đây giờ sẽ là gánh nặng mới cho QCG./.

Theo https://viettimes.vn/du-an-phuoc-kien-gio-cua-ai-487215.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN