Dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa 5.900 tỉ đồng: Có “Mạo hiểm và lãng phí”?

15:24 | 02/05/2019

DNTH: DN&TH; Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Chuyên gia hàng không cho biết : “ đầu tư để xây dựng sân bay Sapa 5.900 tỉ đồng là quá mạo hiểm và lãng phí trong khi tình hình ngân sách còn khó khăn, cần ưu tiên cho những dự án cần thiết và hiệu quả kinh tế hơn”.

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến về việc đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không (CHK) Sa Pa, tỉnh Lào Cai trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo đó, việc đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không Sa Pa thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó, một số doanh nghiệp đang muốn tham gia khu dân dụng và kho nhiên liệu hàng hóa tại sân bay.

Đây là, dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, công suất từ 2,5 triệu khách/năm đến 3 triệu khách/năm, đón được tàu bay A320, A321 hoặc tương đương, có tổng mức đầu tư lên tới 5.903,5 tỷ đồng.

Trong đó, 3.088,781 tỷ đồng vốn nhà nước; Ngân sách địa phương cân đối thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn với kinh phí là 910,6 tỷ đồng. Phần vốn đầu tư xây dựng các công trình quản lí bay trị giá 131,7 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đầu tư. UBND tỉnh Lào Cai sẽ kêu gọi nhà đầu tư tư nhân để đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không với chi phí 1.772,43 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Dự án Sân bay Sa Pa 5.900 tỉ đổng chủ yếu phục vụ 2,5 - 3 triệu lượt khách du lịch /năm.

Đánh giá một cách tổng quan về dự án trên, PGS.TS Nguyễn Thiên Tống – chuyên gia hàng không cho biết: “Dự án sân bay Sa Pa không được công bố đầy đủ, dư luận không được biết rõ ràng về báo cáo nghiên cứu khả thi. Đầu tư nguồn vốn trên 5.900 tỷ đồng cho sân bay cấp 4C với năng suất 3 triệu khách/năm ở Sa Pa là quá mạo hiểm và lãng phí. Trong khi đó, tình hình ngân sách còn khó khăn, cần ưu tiên cho những dự án cần thiết và hiệu quả kinh tế hơn. Báo cáo nghiên cứu khả thi cần công bố và cần được thẩm định nghiêm túc, đặc biệt là tính khả thi tài chính và hiệu quả kinh tế.”

Cũng theo chuyên gia Tống, việc đầu tư sân bay Sa Pa là không cần thiết vì không có nhu cầu. Nhu cầu hàng không của sân bay Sa Pa có thể dự báo là không cao vì tỉnh Lào Cai còn nghèo, người dân có thu nhập thấp, nhu cầu về để đi lại bằng đường hàng không chưa cao, do đó sân bay Sa Pa chủ yếu phục vụ khách du lịch mà mức 2,5 đến 3 triệu khách/năm.

Mặt khác, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã kết nối thuận lợi rồi, đường hàng không khó cạnh tranh để có nhiều khách. Đó là chưa kể ADB vừa ký kết cho Bộ tài chính vay 188 triệu USD để cải thiện và nâng cấp đường kết nối một số thành phố và huyện của các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Về nguồn vốn,  “sân bay Sa Pa cần sử dụng 4.000 tỷ đồng vốn nhà nước và ngân sách địa phương, một số tiền rất lớn mà tỉnh Lào Cai có thể sử dụng đầu tư cho nhu cầu khác cần thiết hơn và hiệu quả kinh tế hơn như trường học, bệnh viện, đường bộ...”

Về vấn đề,  kêu gọi nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), PGS.TS Nguyễn Thiên Tống chia sẻ quan điểm: "Hợp tác công – tư (PPP) viết tắt của  Public – Private Partnership (PPP) là hợp táctrong lĩnh vực công cộng truyền thống nhằm mục đích gia tăng nguồn tài chính trong hoàn cảnh ngân sách hạn hẹp và bổ sung năng lực quản lý của doanh nghiệp tư nhân cho hoạt động hợp tác chung này".

Đầu tư cho sân bay theo hình thức PPP là việc thương mại hóa hay tư hữu hóa cơ sở hạ tầng hàng không đã được sử dụng cho nhiều sân bay trên thế giới. Các sân bay đầu tư theo mô hình PPP được quản lý và hoạt động theo nguyên tắc công ty cổ phần.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các sân bay quốc tế có quy mô lớn và tốc độ phát triển nhanh mới có khả năng thu hút đầu tư tư để phát triển.

Tuy nhiên dự án sân bay Sa Pa cho đầu tư tư nhân để xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không với chi phí 1.772 tỷ đồng theo hình thức PPP là không hợp lý. Có thể vì khả năng lợi nhuận của sân bay không cao, thậm chí lỗ nên khó thu hút đầu tư tư nhân để góp vốn chung xây dựng toàn thể sân bay.

Việc tách riêng các hạng mục có lời để cho tư nhân đầu tư càng làm cho các hạng mục sử dụng đầu tư công càng lỗ nặng vì không được bù lỗ chéo giữa nội bộ các hạng mục của toàn thể sân bay.

Viết Độ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN