Dư địa tăng trưởng xuất khẩu cao su những tháng cuối năm

08:08 | 28/08/2024

DNTH: Từ đầu tháng 8/2024 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại các tỉnh, thành phố không có biến động lớn. Tại một số công ty cao su, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu duy trì quanh mức 345 - 390 đồng/TSC.

Dư địa tăng trưởng xuất khẩu cao su những tháng cuối năm- Ảnh 1.

Tháng 7/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186,03 nghìn tấn - Ảnh minh họa

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết giá mùa cao su nguyên liệu không biến động nhiều, cụ thể như Công ty Cao su Phú Riềng báo giá thu mua ở mức 345-390 đồng/TSC. Công ty Cao su Bà Rịa báo giá thu mua ở mức 375-385 đồng/TSC. Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua ở mức 367-372 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 7/2024.

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu lên mức 15,74 triệu tấn; đồng thời, điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống còn 14,50 triệu tấn. Điều này khiến thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt tới 1,24 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm nay.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 7/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186,03 nghìn tấn, trị giá 307,91 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với tháng 6/2024; so với tháng 7/2023 vẫn giảm 15,3% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá, đây là tháng thứ tư liên tiếp lượng cao su xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 912,72 nghìn tấn, trị giá trên 1,41 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.Về giá xuất khẩu: Tháng 7/2024, giá bình quân cao su xuất khẩu đạt 1.655 USD/ tấn, tăng 2,9% so với tháng 6/2024 và tăng 26,8% so với tháng 7/2023.

Tháng 7/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 68,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 127,66 nghìn tấn, trị giá 206,73 triệu USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với tháng 6/2024.

Tính hết tháng 7/ 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 617,03 nghìn tấn cao su, trị giá 924,63 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong tháng 7/2024, xuất khẩu cao su sang một số thị trường tăng trưởng tốt so với tháng 7/2023 như: Nga, Hoa Kỳ, Malysia, Sri Lanka, Brasil, Nhật Bản, Bangladesh, Pháp, Đức...

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu có nhiều yếu tố tích cực và không tích cực đan xen nhau, nếu những tháng cuối năm thị trường không xuất hiện những đột biến lớn, thì xuất khẩu cao su sẽ khó tăng mạnh so với năm 2023. Tuy nhiên, với việc Ấn Độ dự kiến sẽ phải tăng cường nhập khẩu cao su do thiếu nguồn cung nội địa, giá cao su thế giới kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức cao, qua đó tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam.

Riêng về thị trường Trung Quốc, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 6/2024 Trung Quốc nhập khẩu gần 490,9 nghìn tấn cao su trị giá 849,4 triệu USD, giảm 24,8% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, đây là tháng thứ tư liên tiếp nhập khẩu cao su của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Theo dự báo thông lệ nhu cầu thu mua cao su sẽ tăng lên vào giai đoạn cuối năm sau khi các khách hàng dự phóng tình hình kinh doanh cho năm tiếp theo. Giai đoạn nửa cuối năm nay sẽ là thời điểm chính để xác định biến động giá cao su trong vòng 12 tháng tới (nửa cuối năm 2024 - nửa đầu năm 2025). Do đó, giá cao su có thể sẽ neo cao xuyên suốt từ nay cho đến nửa đầu năm 2025.

Ngoài ra, Thái Lan - nước xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới đang phải khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, cùng với xu hướng chuyển ngành của người dân do đặc thù cây cao su cần thời gian kiến thiết cơ bản khá lâu (5-7 năm).

Do đó, tình trạng thiếu nguồn cung từ Thái Lan và các quốc gia sản xuất cao su lớn sẽ diễn ra cho đến thời điểm lứa cao su trồng thay thế của Thái Lan bắt đầu khai thác và các quốc gia khác bước vào thời kì năng suất cao, quá trình này có thể mất 4 - 5 năm.

Những yếu tố trên được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam. Theo tính toán của SSI Research, giá cao su tăng 1% sẽ giúp biên lợi nhuận gộp mảng sản xuất cao su của Cao su Việt Nam sẽ tăng 0,5%.

Do đặc tính của cây cao su, việc khai thác cao su sẽ diễn ra mạnh từ tháng 3 - 12 hàng năm, do đó quý II trở đi mới là thời điểm sản lượng của Cao su Việt Nam đạt đỉnh, mở ra dư địa tăng trưởng kết quả kinh doanh. Dự báo của một số hãng chứng khoán cho thấy mảng cao su năm nay của Cao su Việt Nam có thể tăng trưởng 15% so với năm 2023.

Theo Báo Chính Phủ

Nguồn: https://baochinhphu.vn/du-dia-tang-truong-xuat-khau-cao-su-nhung-thang-cuoi-nam-10224082716372025.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

François Bayrou: Từ chính trị gia trung dung đến Thủ tướng Pháp

DNTH: Ông François Bayrou, một chính trị gia kỳ cựu, được giao nhiệm vụ dẫn dắt Pháp vượt qua tình trạng bế tắc chính trị và ngân sách. Đây là thử thách không nhỏ trong bối cảnh Quốc hội Pháp hiện chia rẽ sâu sắc giữa ba khối...

Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế

DNTH: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.

Người đàn ông Pháp với khu vườn ngập tràn rau củ Việt Nam

DNTH: Ông Andre Souppaya có hành trình gần 10 năm cải tạo khu vườn nhỏ 120 m2 ở ngoại ô Paris, Pháp trồng thành công nhiều loại rau củ quê nhà Việt Nam.

Phiên điều trần lịch sử: Các quốc gia đảo nhỏ đòi công lý trước biến đổi khí hậu

DNTH: Phiên điều trần kéo dài hai tuần này nhằm xác định các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu và hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương trước tác động tàn phá của hiện tượng này.

Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga

DNTH: Nga vừa công bố sản xuất hầm trú ẩn di động Kub-M, được thiết kế để bảo vệ cư dân trong các tình huống khẩn cấp như vụ nổ hạt nhân. Với thiết kế mô-đun linh hoạt, mỗi tổ hợp bao gồm container chứa người và các tiện...

Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt

DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...

XEM THÊM TIN