Du lịch có trách nhiệm với môi trường

09:46 | 17/11/2023

DNTH: Dù là một hành động nhỏ nhất, mỗi hành động của bạn đều sẽ mang lại kết quả trực tiếp giúp Trái đất “detox” khỏi cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Đó chính là thông điệp mà Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) muốn truyền tải.

Kể từ sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Không chỉ vậy, du lịch phát triển đã mang lại sự thay đổi các nguồn lực sinh kế tại địa phương, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, hoạt động của du khách cũng đã và đang góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường. Ước tính trung bình một ngày mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5 - 10 túi nilon; 2 - 4 vỏ chai nhựa, hộp sữa và các vật dụng cá nhân bằng nhựa dùng 1 lần khác.

Bên cạnh đó, với tần suất 1 người/1 ngày/1 ly nhựa sử dụng một lần, trung bình 1 năm cá nhân đó đã thải ra khoảng 10.5 kg rác thải nhựa. 500 tỷ ly nhựa được tiêu thụ mỗi năm trên toàn thế giới và mỗi chiếc ly có tuổi thọ lên đến 450 năm. Lượng rác thải của riêng ly nhựa vô cùng khổng lồ nhưng con người còn sử dụng vô vàn loại nhựa một lần khác trong cuộc sống. Khi xâm nhập vào môi trường biển, chúng sẽ trở thành chiếc bẫy nguy hiểm do nhiều loài sinh vật bởi chúng thường nhầm đấy là “ngôi nhà” hoặc thức ăn.

Với tuổi thọ lên đến 500 năm, nhựa dùng một lần sẽ phân rã thành vi nhựa nếu không được xử lý đúng cách và tiếp tục gây hại một cách gián tiếp khi đã được sử dụng, bằng cách ngấm vào nguồn đất, nguồn nước, cơ thể sinh vật biển và từ đó đi vào cơ thể con người. Hạt vi nhựa chứa nhiều chất độc, gây phá vỡ nội tiết tố, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, kích ứng phổi, hen suyễn và giết chết các tế bào.

Vì vậy, bắt đầu từ năm 2020, WWF đã phối hợp cùng Cục biển và Hải đảo triển khai dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về mối liên quan giữa việc xả chất thải nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe.

Qua hơn 3 năm triển khai, dự án đã phối hợp với các thành phố và điểm đến du lịch triển khai nhiều mô hình và giải pháp giảm chất thải nhựa và bảo vệ hệ sinh thái tại địa phương.

Trong mục tiêu đó, Dự án đang triển khai một chương trình truyền thông thay đổi hành vi với mục tiêu thúc đẩy không chỉ du khách mà còn cả cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững tại địa phương.

Website Kiêng Nhựa là một điểm nhấn trong chương trình truyền thông thay đổi hành vi dự án triển khai trong năm 2023. Lần đầu tiên được giới thiệu, đây là một công cụ giúp du khách đo lường mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng món đồ nhựa dùng một lần như chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa/hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng 1 lần…

Từ đó, du khách có thể lựa chọn: hoặc tiếp tục sử dụng nhựa dùng 1 lần, hoặc lựa chọn “kiêng” sử dụng và lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Bằng cách đó, du khách có thể tự đánh giá mức đóng góp trực tiếp của mình vào việc bảo vệ môi trường, sửa soạn hành lý “xanh” và điều chỉnh hành vi dùng đồ nhựa có trách nhiệm hơn trong mỗi chuyến du lịch.

Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Đây là một mục tiêu tham vọng, nhưng với sự quyết tâm của người dân, của du khách cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được điều này.

Ông Tạ Anh Tuấn, Quản lý hợp phần truyền thông và giáo dục, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, cho biết: "Thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi tại trang website Kiêng nhựa, chúng tôi hy vọng du khách sẽ thấy được mỗi hành động tích cực của họ, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực".

Ông Tạ Anh Tuấn - Quản lý Hợp phần Truyền thông và Giáo dục, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, cho biết. “Thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi, chúng tôi hy vọng du khách sẽ thấy được mỗi hành động tích cực của họ, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực”.

Trong chương trình này, dự án cũng phối hợp với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương tại hai điểm đến nổi tiếng là Phú Quốc và Côn Đảo. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền trên báo chí và mạng xã hội, dự án cũng phối hợp với chính quyền và cơ quan đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn về giảm thiểu chất thải nhựa cho cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành các quy định giảm thiểu, tiến tới cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần và đốt vàng mã lãng phí tại các điểm di tích lịch sử, xây dựng và phát sổ tay hướng dẫn giảm thiểu chất thải nhựa cho hướng dẫn viên du lịch, đặt các bảng/biển thông tin tuyên truyền tại sân bay, ga tàu cũng như vận động và hướng dẫn thực hành giảm nhựa dùng 1 lần tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống...

Hiện nay,  du lịch “xanh” đang là xu hướng thu hút sự quan tâm đông đảo của các tín đồ đam mê xê dịch với mục tiêu hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần trong chuyến đi. Chính vì vậy, những chuyến đi với hành lý “kiêng nhựa” được kỳ vọng góp phần giữ gìn hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên và môi trường sống.

WWF là một trong những tổ chức bảo tồn độc lập lớn và uy tín nhất thế giới, với hơn 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Sứ mệnh của WWF là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên Trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên, thông qua bảo tồn đa dạng sinh học thế giới, đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, và tuyên truyền giảm ô nhiễm và tiêu dùng lãng phí.

Tại Việt Nam, WWF bắt đầu thực hiện chiến lược bảo tồn ở cấp quốc gia từ năm 1985; từ đó phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để tiến hành các hoạt động khác nhau liên quan đến lĩnh vực môi trường trên khắp cả nước.

Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam" được phê duyệt theo Quyết định số 1426/QĐ-BTNMT ngày 2/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp cùng WWF triển khai thực hiện. Dự án có 4 hợp phần chính gồm: Truyền thông và giáo dục, hỗ trợ chính sách, đô thị giảm nhựa, và khu bảo tồn biển.

Dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Việt Nam.

Với mục tiêu đó, Dự án đã triển khai chiến dịch truyền thông "Kiêng nhựa-Detox Trái đất khỏi rác nhựa dùng 1 lần" nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi của khách du lịch, tiến tới chủ động loại bỏ nhựa dùng 1 lần trước hành trình, và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa không cần thiết tại các điểm đến du lịch.

Website “Kiêng nhựa” là một hoạt động nổi bật của chương trình truyền thông trong năm 2023. Thông qua công cụ này, du khách có thể đo lường mức độ tác động môi trường của từng món đồ nhựa dùng 1 lần, qua đó để thấy được sự đóng góp của mình vào cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa. Với thông tin cụ thể và giao diện dễ sử dụng, đây hứa hẹn sẽ là một công cụ trợ giúp du khách nhận thức về tác động môi trường của các vật dụng nhựa dùng 1 lần tốt hơn, từ đó xây dựng thói quen từ chối sử dụng nhựa dùng 1 lần, lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Tìm hiểu về website “Kiêng nhựa” tại: www.kiengnhua.vn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất chi 3,7 tỷ đồng để gom rác trên sông Sài Gòn

DNTH: Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề xuất UBND thành phố chấp thuận Trung tâm Quản lý đường thủy thu gom rác trên một đoạn sông Sài Gòn để xử lý môi trường.

Việt Nam sẽ lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án thành lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên...

UBND tỉnh Bắc Giang và Vingroup ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

DNTH: Ngày 28/02/2025 - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy tối đa thế mạnh của hai bên để thúc đẩy phát triển xanh giai đoạn...

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

DNTH: Các chuyên gia nhận định với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá...

Thu gom được khoảng 7 tấn dầu vón cục xuất hiện bất thường trên bờ biển Quảng Nam

DNTH: Ngày 27/2, UBND xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ huy động kịp thời và sự tích cực của các lực lượng thu gom, đến ngày 27/2, hầu hết số dầu vón cục (khoảng 7 tấn) xuất hiện bất thường trên bãi biển...

Nghệ An: Hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ERPA được chi trả

DNTH: Theo số liệu từ Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, đến tháng 01/2025, đã có 26 chủ rừng là cộng đồng, tổ chức trên địa bàn Nghệ An được nhận hơn 115 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính...

XEM THÊM TIN