Dữ liệu số là 'mỏ vàng' của doanh nghiệp

08:52 | 27/07/2018

DNTH: Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) tại hội thảo VIO 2018, dữ liệu số ngày nay được xem là 'mỏ vàng' của các doanh nghiệp.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TPHCM nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của dữ liệu số trong hành trình chuyển đổi số. Ảnh: HCA

Hội thảo toàn cảnh công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam (VIO) 2018 diễn ra vào ngày 26-7 tại TPHCM, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TPHCM cho biết, hàng loạt công nghệ mới đang tiếp cận Việt Nam như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, di động (Mobility), kết nối vạn vật (IoT), học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI)… Do đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn, ứng dụng công nghệ phù hợp trong quá trình khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ trong quá trình kinh doanh.

Ông Long nhấn mạnh: “Trong kỷ nguyên số, dữ liệu số chính là tài sản của doanh nghiệp; mà dữ liệu số cũng chính là mấu chốt của hành trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, dẫn đến thành công của doanh nghiệp”.

Theo ghi nhận của Hội Tin học TPHCM (HCA) qua hoạt động khảo sát, làm việc với các hiệp hội ngành nghề, đặc biệt đối với những ngành có tỉ trọng và hàm lượng xuất khẩu cao như ngành sợi, ngành gỗ, ngành may…, hay các ngành liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng như bán lẻ, dược phẩm… thì hầu hết doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng CNTT để hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ, đã xuất hiện nhiều khái niệm, giải pháp, dịch vụ mới… khiến cho các doanh nghiệp trở nên e ngại trước làn sóng chuyển đổi số. Các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu, cần trang bị những hiểu biết gì để đầu tư cho đúng, vừa tiết kiệm chi phí mà không bị lạc hậu công nghệ.

Nói về chuyển đổi số, ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HCA, Tổng Giám đốc Công ty tư vấn PAT cho biết, để tiến lên số hóa, doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi dữ liệu sang dạng số (Digitization) và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số (Digitalization). Việc chuyển đổi số của doanh nghiệp chỉ khả thi với điều kiện phải có dữ liệu số. Nếu không thực hiện chuyển đổi dữ liệu sang dạng số, và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số thì sẽ không có chuyển đổi số nào.

Hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ... trong cuộc số, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước đang trở nên cấp thiết. Ảnh: Chí Thịnh

Các chuyên gia công nghệ cũng cho rằng, các doanh nghiệp đừng nghĩ cách mạng công nghiệp 4.0 là những điều thật to tát, nên bắt đầu chuyển đổi số từ những việc nhỏ. Chẳng hạn như, các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng; hoặc bước đầu số hóa quy trình giao việc, kiểm soát công việc trong doanh nghiệp với một giải pháp trên nền tảng đám mây… Trên cơ sở số hóa từng bước, tư duy về đổi mới sáng tạo trong tổ chức sẽ dần dần hình thành, khi đó hãy tiếp tục nghĩ đến những ứng dụng lớn hơn, như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, ứng dụng công nghệ chuỗi số (Blockchain)…

Theo số liệu nghiên cứu của IDC, có khoảng 84% các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực đã và đang trong hành trình chuyển đổi số, tuy nhiên chỉ có khoảng 7% là các doanh nghiệp tiên phong, và đây là những tổ chức có chiến lược chuyển đổi số hoàn thiện. Một khảo sát khác lại cho biết, có đến 86% giám đốc điều hành doanh nghiệp khi được hỏi cho rằng chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong công ty mình.

Nghiên cứu mới nhất của IDC cho biết, chuyển đổi số sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỉ đô la Mỹ vào GDP (tổng sản phẩm nội địa) của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với tỷ lệ tăng trưởng 0,8% hàng năm. Năm 2017, các sản phẩm và dịch vụ số, thông qua việc sử dụng các công nghệ số đã chiếm khoảng 6% GDP của châu Á–Thái Bình Dương. IDC cũng dự báo con số này sẽ tăng lên 60% GDP khu vực vào năm 2021.

 

Chí Thịnh

TBCKSG

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ tăng cao

DNTH: Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) được kỳ vọng nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ ngày càng lớn…

Bổ sung quy định mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định nhiều đối tượng hưởng BHXH một lần từ 1/7/2025. Mới đây, Bộ Tư pháp thông tin dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH...

XEM THÊM TIN