Đưa sinh viên sống cùng nông dân
09:28 | 23/01/2019
DNTH: Các sinh viên kỹ thuật dành thời gian sống tại nông thôn để giúp người nông dân nâng cao năng suất trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện đời sống nhưng qua đó cũng có thể làm dày thêm kiến thức thực tiễn, mở ra cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai.
Sống trong trang trại và trồng trọt có thể không phải là cuộc sống tiêu biểu, đáng mơ ước đối với một sinh viên đại học. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, các sinh viên ngành khoa học nông nghiệp đang làm điều này để góp phần thúc đẩy năng suất trên đồng ruộng, theo World Economic Forum.
![]() |
Nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa. Ảnh: Xinhua. |
Trong gần 10 năm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh đã chạy dự án mang tên “Sân sau Khoa học Công nghệ” (STB) tại nhiều ngôi làng vùng nông thôn trên khắp cả nước, cho phép sinh viên áp dụng những kiến thức nơi giảng đường vào thực tế nhằm giúp người nông dân nâng cao tối đa năng suất cây trồng.
Và kết quả họ đạt được thực sự đáng kinh ngạc. Cơ sở STB đầu tiên được thành lập vào năm 2009 tại làng Bạch Trại, huyện Khúc Châu, tỉnh Hà Bắc. Từ thời điểm đó đến năm 2015, năng suất thu hoạch lúa mỳ tại đây đã tăng từ 5.670 kg/ha lên 7.270 kg/ha, trong khi năng suất thu hoạch ngô tăng từ 6.435 kg/ha lên 9.105 kg/ha, China Daily, nhật báo Trung Quốc bằng tiếng Anh, đưa tin.
“Mục tiêu đặt ra là nhằm chuyển đổi hiệu quả những thành tựu, sáng kiến học thuật trở thành sản lượng nông nghiệp trên trang trại, đồng thời nâng cao năng lực của sinh viên trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn”, Zhang Hongyan, phó giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay.
Tin tức khả quan đối với nông dân Trung Quốc cũng tức là tin tức khả quan đối với phần còn lại của thế giới khi mà Trung Quốc tạo ra lượng lương thực, thực phẩm nuôi sống 1/5 dân số toàn cầu, theo số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Trung Quốc tạo ra 1/4 lượng ngũ cốc của cả thế giới và là nhà sản xuất rau củ quả, trứng, thịt lợn, thịt gia cầm lớn nhất toàn cầu dù chỉ nắm giữ 10% diện tích trồng trọt của thế giới.
Từ năm 1978, phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn luôn là ưu tiên tối cao của chính phủ Trung Quốc. Kể từ sau khi dự án STB thử nghiệm đầu tiên đi vào hoạt động năm 2009, đến nay, nước này đã có thêm 120 cơ sở STB mới, mở ra trên toàn quốc.
Trước thời điểm dự án STB được mang đến huyện Khúc Châu, nông dân vẫn sử dụng những loại hạt giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và chưa trồng ngô theo cách hiệu quả nhất.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá đất và điều kiện khí hậu cũng như quan sát cách người dân địa phương trồng trọt, tưới tiêu, các sinh viên Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và chuyên gia đã đưa ra cho họ những lời khuyên hữu ích ở tất cả các lĩnh vực, từ việc chọn hạt giống nào để trống, trồng vào thời gian nào, thu hoạch vào thời gian nào đến dùng nước và phân bón ra sao cho phù hợp và tiết kiệm hơn cả.
“Lúc tôi mới đến, tôi cảm thấy người nông dân am hiểu hơn chúng tôi rất nhiều. Dần dần, chúng tôi nhận ra ý nghĩa của bản thân khi tới đây, hiểu được cảm giác người khác cần đến mình. Rồi chúng tôi bắt đầu tự tin hơn”, giáo sư Zhang viết trong một báo cáo đăng trên trang web quảng bá cho dự án STB.
Các sinh viên tốt nghiệp thường dành khoảng hai năm tới vùng nông thôn để làm việc cùng nông dân, sau đó dành thêm một năm tại trường học. Không những có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhờ sâu sát với nông dân, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên cũng rộng mở hơn, Zhang khẳng định. “Họ hiểu cách làm thế nào để áp dụng đúng kiến thức trên lý thuyết vào thực tiễn và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn so với những sinh viên học toàn thời gian trên trường”, ông nói.
Ngoài nông nghiệp, mô hình đưa sinh viên về với địa phương như kiểu STB còn đang được chính phủ Trung Quốc ứng dụng trên nhiều khía cạnh khác. Dự án “Sân sau Khoa học và Công nghệ cho Phụ nữ” tại làng Phạm Lý, huyện Khúc Châu, còn quan tâm chăm sóc sức khỏe, đời sống xã hội và cả đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương.
Như một sinh viên viết trên trang web của STB: “Chúng tôi hy vọng đầu tiên, chương trình có thể nâng cao tinh thần lao động, sản xuất của phụ nữ, qua đó cải thiện năng suất nông nghiệp hay thậm chí cả chất lượng văn hóa, khoa học trong đời sống người dân”.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- việc làm /
- mở ra cơ hội /
- kiến thức thực tiễn /
- sinh viên /
- nông dân /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...