Đức Cơ: Kêu gọi đầu tư một số điểm du lịch vùng biên giàu tiềm năng

07:57 | 28/03/2024

DNTH: Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa; bảo đảm an ninh chính trị, củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội… đó là mục tiêu chung về du lịch của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Ngày 27/3, ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết, triển khai thực hiện Đề án phát triển Du lịch huyện Đức Cơ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay địa phương đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi thu hút đầu tư hình thành các điểm tham quan du lịch trọng tâm.

DSC05995
Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ. Ảnh: Minh Vỹ.

“Qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, điểm du lịch tham quan thác ông Đồng (xã Ia Pnôn), điểm du lịch sinh thái suối Đôi (xã Ia Dom), điểm du lịch cộng đồng cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam…”, ông Siu Luynh cho biết thêm.

Thác ông Đồng bên Quốc lộ 14C

Thác ông Đồng (hay còn gọi là thác C10) và khu vực xung quanh nằm ven Quốc lộ 14C, là tên gọi người dân địa phương đặt cho ngọn thác nằm trên dòng Ia Pnôn, nơi giáp ranh giữa 2 xã Ia Pnôn và Ia Nan.

DSC04724
Du khách TP. Pleiku tham quan thác ông Đồng. Ảnh: Minh Vỹ.

Định hướng loại hình du lịch triển khai: tham quan thác nước thiên nhiên kết hợp du lịch sinh thái, cắm trại trải nghiệm kết hợp với tham quan các trang trại cây ăn trái xung quanh khu vực thác ông Đồng.

Một số công trình, cơ sở vật chất cần đầu tư: xây dựng khu vực đậu xe; xây dựng cổng chào và điểm thu bán vé; xây dựng khu nghỉ ngơi giải khát. Các công trình cơ sở vật chất cần được xây dựng hài hòa với thiên nhiên, không phá vỡ cảnh quan xung quanh thác.

DSC04570
Thác ông Đồng chụp từ trên cao. Ảnh: Minh Vỹ.

Chị Nguyễn Uyên Ly-du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Sau khi tìm hiểu qua báo đài, vừa rồi tôi và một số bạn đã có dịp tham quan thác ông Đồng. Cứ tưởng, thác nước đẹp phải ẩn mình trong rừng sâu núi thẳm, băng rừng lội suối mới đến nơi. Không ngờ, ngọn thác này nằm cạnh Quốc lộ 14C, từ TP. Pleiku lên tới nơi, đường phẳng phiu, xe chạy bon bon hơn 1 tiếng qua nhiều cánh rừng cao su bạt ngàn là đến.

Có thể ví, thác ông Đồng như nàng công chúa ngủ bên đường, rất đẹp, lãng mạn. Nếu có nhà đầu tư, xây dựng thêm một vài hạng mục, đây sẽ là điểm tham quan, nghỉ dưỡng rất lý tưởng”.

Điểm du lịch suối Đôi

Suối Đôi và hai bên triền suối thuộc xã Ia Dom. Định hướng phát triển loại hình du lịch triển khai: du lịch sinh thái, ngoài ra kết hợp các loại hình du lịch bổ trợ như du lịch cắm trại, trải nghiệm trekking (đi bộ khám phá). Một số công trình, cơ sở vật chất cần đầu tư: xây dựng đường từ Quốc lộ 14C vào hướng suối, bãi đậu xe, xây dựng cổng chào, xây dựng khu nghỉ ngơi giải khát…

z5281908593881_97b7f58bcc0ca6de559c1a08687b6c5c
Tắm mát tại suối đôi. 

Cây đa làng Ghè – Cây di sản Việt Nam

Nằm ngay cạnh dòng suối Ia Ghe, xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) cây đa làng Ghè đã hơn 200 tuổi, cao 45 mét, tán rộng che phủ hơn 2.000 m², có chu vi gốc thân chính là 13 mét và có 8 thân phụ.

z5291514153963_192f8a5ef5c1ea40084c023d2492dcfe
Cây đa làng Ghè – Cây di sản Việt Nam. 

Cây đa này nằm bên giọt nước của làng Ghè từ lâu đã trở thành nơi diễn ra mọi sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, là biểu tượng đẹp về giá trị văn hóa tự nhiên và nhân chứng thời gian cùng tồn tại song song với bao thế hệ nhân dân làng Ghè. Ngày 29/11/2016, cây đa làng Ghè đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

z5291513568411_256ceafc9b1f85ffc8b8e4278a90bc7f
Du khách bên cây đa làng Ghè. 

Định hướng loại hình du lịch: du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch bổ trợ kết hợp như du lịch sinh thái, cắm trại trải nghiệm hoặc ở homestay chung với người dân trong làng. Một số công trình, cơ sở vật chất cần đầu tư: nâng cấp đường giao thông, xây dựng bãi đậu xe, xây dựng cổng chào, xây dựng khu nghỉ ngơi giải khát, một nhà rông truyền thống dựa trên chất liệu và cách thức tạo dựng của người Jrai.

Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh

Bao gồm không gian khu vực xung quanh Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (giáp với Campuchia), công trình Quốc môn cùng với Cột mốc biên giới 30, cửa hàng miễn thuế Lệ Thanh và phần đất dùng làm chợ phiên biên giới, với tổng diện tích dự kiến khoảng 6 ha.

2541_11.10_Gia_Lai_1 (1) copy
Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. 

Định hướng loại hình du lịch: du lịch tham quan, mua sắm; ngoài ra kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (kết nối với tuyến du lịch tại suối Đôi hoặc thác ông Đồng). Một số công trình, cơ sở vật chất cần đầu tư: cải tạo khu vực bãi đậu xe, xây dựng khu nghỉ ngơi giải khát, xây dựng khu vệ sinh cho du khách và khách sạn đạt chuẩn 1-2 sao.

ck
Du khách tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Minh Vỹ.

Ngoài việc kêu gọi đầu tư xây dựng và khai thác 4 điểm du lịch trọng tâm làm điểm nhấn để thu hút khách du lịch nói trên, huyện Đức Cơ đã triển khai kết nối, khai thác một số điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái: Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Bồ, Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty và điểm du lịch rừng Giáng Hương (xã Ia Kriêng).

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN