Được hoàn rồi lại truy thu thuế: Doanh nghiệp khóc ròng

13:04 | 20/08/2020

DNTH: Do cách áp dụng thuế và cách tính thuế “lúc thế này, lúc thế khác” của cơ quan Hải quan Bình Dương một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Sóng Thần đối diện nguy cơ đóng cửa vì bị truy thu thuế hơn 30 tỷ đồng.

Trước hoàn theo quy định...

Theo hồ sơ của Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương, Công ty TNHH Pung Kook Sài Gòn II (Công ty Pung Kook II) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 7/2001 và lần gần nhất vào tháng 5/2015. Lĩnh vực và ngành kề kinh doanh theo đăng ký là gia công, xuất khẩu các loại ba lô, túi xách, va ly...

Công ty Pung Kook đã gửi nhiều văn bản khiếu nại việc quyết định truy thu thuế của Cục Hải quan Bình Dương.

Trong quá trình gia công xuất khẩu, cty Pung Kook II có đặt gia công tại một doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất Tân Thuận, thuộc khu phi thuế quan. Từ tháng 11/2014, khi doanh nghiệp này đưa nguyên phụ liệu vào khu phi thuế quan để gia công, nhận thành phẩm đã nộp 2 loại thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu.

Sau khi doanh nghiệp này xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài, phía Công ty Pung Kook II đã đề nghị hoàn thuế nhập khẩu tính trên phí gia công với Chi cục Hải quan Sóng Thần (Bình Dương).

Dựa trên đề nghị hoàn thuế của Công ty Pung Kook II, tháng 2/2017, Cục Hải quan Bình Dương đã có văn bản số 277 do Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Giang ký nêu rõ: “Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP danh cho cá nhân, doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh, nhưng đã đưa vào vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp”.

Văn bản do ông Nguyễn Trường Giang cũng khẳng định: Trường hợp của cty Pung Kook II được hoàn lại số tiền thuế đã nộp. Đồng thời, văn bản của ông Nguyễn Trường Giang ký cũng hướng dẫn Công tyPung Kook II liên hệ với Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần để làm các thủ tục quyết định hoàn thuế. Người phê duyệt các quyết định hoàn thuế cho Công ty Pung Kook là ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sóng Thần.  

Theo chỉ đạo nói trên, ông Huỳnh Thanh Nhã, cán bộ Chi cục Hải quan Sóng Thần đã làm tờ trình hoàn thuế cho Công ty Pung Kook II và được các ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục trưởng và ông Lê Hoàng Hải, Chi cục phó Chi cục Hải quan Sóng Thần phê duyệt.

Theo các tài liệu mà PV có được, từ thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 9/2016, Công ty Pung Kook II đã được hoàn thuế hơn 3,6 tỷ đồng và một số khoản khu khác từ ngân sách nhà nước.

Truy thu cũng theo quy định?

Đang được thu và hoàn thuế thậm chí có giai đoạn được miễn thuế (năm 2018), tháng 8/2019, Công ty Pung Kook II bất ngờ nhận được liên tiếp 2 quyết định của Cục Hải quan Bình Dương về việc truy thu thuế và xử phạt đối với công ty này với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng.

Theo lý giải của Cục Hải quan Bình Dương, trường hợp của Công ty Pung Kook II không thuộc diện hoàn thuế trong giai đoạn nêu trên (2014-2019) nên phải truy thu số tiền đã được hoàn. Trong đó, Công ty Pung Kook II nhập khẩu sản phẩm trở lại sau khi giao nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất gia công thì phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất nhập khẩu của sản phẩm gia công và thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị tăng thêm (phí gia công) theo quy định.

Không đồng ý với quyết định của Cục Hải quan Bình Dương, Công ty Pung Kook II đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Đồng thời, cho rằng việc doanh nghiệp được hoàn thuế trong giai đoạn 2014-2016 là theo đúng quy định và hướng dẫn của Cục Hải quan Bình Dương. Mặt khác, theo các quy định về thuế hiện hành, “Công ty được miễn thuế nhập khẩu đối với phần tiền thuê gia công hay còn gọi là phí gia công”.

Vượt khỏi tầm giải quyết, Cục Hải quan Bình Dương đã làm nhiều văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan cho ý kiến đối với trường hợp Công ty Pung Kook. Tháng 5/2020, Tổng cục Hải quan đã ra văn bản 3018/ TCHQ -TXNK gửi Cục Hải quan Bình Dương. Theo đó, khẳng định trường hợp Công ty Pung Kook II là doanh nghiệp thực hiện các “sản phẩm gia công tại doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu trở lại nội địa. Vì vậy, doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo đúng quy định”.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan dẫn ra 2 căn cứ là Luật thuế Xuất nhập khẩu và Nghị định 134/2016 của Chính phủ nhấn mạnh việc hoàn thuế trước đây của Cục Hải quan Bình Dương cho Công ty Pung Kook II là không đúng quy định.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục Hải quan Bình Dương sử dụng các căn cứ này để thực hiện đối với trường hợp Công ty Pung Kook II. Cục Hải quan Bình Dương cũng đã tính đến phương án cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp này.

Không đồng ý với giải thích và quyết định của các cơ quan hải quan, cực chẳng đã, cuối tháng 7/2020, Công ty Pong Kook đã gửi “đơn xin cứu xét” đến Thủ tướng. Theo Công ty này, trong trường hợp các cơ quan Hải quan Bình Dương không có phương án giải quyết hợp tình hợp lý, doanh nghiệp buộc phải khởi kiện ra tòa.

“Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch Covid-19, doanh nghiệp cũng đang chịu tác động rất lớn. Nay thêm các khoản thuế phí này đang đẩy Công ty vào nguy cơ đóng cửa kèm theo bài toán sinh kế cho gần 6.000 lao động đang làm việc” – Công ty Pung Kook cho biết thêm.

Hòa Bình

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN