Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

09:21 | 16/12/2024

DNTH: Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Chú thích ảnh
Du khách tham quan giếng cổ tại Làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi). 

Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Ngãi. Làng nằm trên núi đá ven biển với diện tích khoảng 105 ha  với 83 hộ dân sinh sống. Đến Gò Cỏ, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa bản địa, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, bình yên, mà còn có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống và phong tục của người dân bản địa như: trải nghiệm làm gốm, trồng lúa, làm muối, đánh bắt cá.

“Đến Gò Cỏ, tôi không chỉ được tận hưởng không gian bình yên, mộc mạc của làng quê vùng biển mà còn khám phá, tìm hiểu về nền văn hóa Champa cổ xưa. Ngoài ra, trong quá trình tham quan, trải nghiệm nghề của người dân nơi đây như làm muối, làm gốm thì tôi cũng mua được những sản phẩm độc đáo như bộ bình trà bằng đất sét nung và những hũ muối đạt OCOP của địa phương”.  Chị Thới Thị Huệ, đến từ thành phố Đà Nẵng, cho hay.

Chị Bùi Thị Ánh, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, cho biết, làng Gò Cỏ thường xuyên đón tiếp du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài giới thiệu đến du khách những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng, hợp tác xã cũng chú trọng giới thiệu thế mạnh của làng về ẩm thực sản phẩm OCOP đặc trưng như muối, nước mắm, tinh bột nghệ,...có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh nấm Đức Nhuận Lê Giang Phong, cho biết: Hợp tác xã có 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP; trong đó, có 1 sản phẩm 4 sao và 5 sản phẩm 3 sao. Trước đây, các sản phẩm do Hợp tác xã làm ra chủ yếu bán tại địa phương. Nhưng từ ngày Hợp tác xã đăng ký trở thành điểm tham quan cho du khách thì các sản phẩm được nhiều người biết đến và đặt mua hơn, đặc biệt là những khách hàng ngoài tỉnh. Người dân và du khách khi đến thăm quan Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh nấm Đức Nhuận du khách không chỉ được trải nghiệm quá trình sản xuất, chế biến các loại nấm mà còn được tự tay hái nấm, thưởng thức các món ăn, thức uống từ nấm.

Ông Võ Việt Cường, Trưởng phòng Văn Hóa – Thông Tin huyện Mộ Đức, cho biết, để tăng cường kết nối việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, huyện Mộ Đức đã hướng dẫn các chủ thể OCOP đăng ký trở thành điểm đến thăm quan cho du khách; huyện cũng chú trọng tập huấn cho các chủ thể cách đón tiếp, giao tiếp cùng du khách, xây dựng gian hàng OCOP và khuyến khích các chủ thể đưa sản phẩm nông sản đặc trưng và sản phẩm có tiềm năng của địa phương trưng bày tại các điểm du lịch. 

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 213 sản phẩm đạt OCOP; trong đó, có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 196 sản phẩm đạt 3 sao. Có 130/213 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh; 13 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng, cho biết, việc lồng ghép phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và cộng đồng như khai thác, bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân và gắn với phát triển du lịch bền vững. 

Chú thích ảnh
Đến với Gò Cỏ (Quảng Ngãi), du khách được tự tay chế tạo các sản phẩm từ đất sét. 

“Thời gian đến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp tục tạo sự gắn kết giữa sản phẩm OCOP với du lịch nông thôn. Tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, các chủ thể OCOP nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Đồng thời, xây dựng câu chuyện, thương hiệu cho từng điểm đến để tránh trùng lặp, tạo sự hấp dẫn cho du khách”, ông Dũng, nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa sai phạm trong hoạt động báo chí

DNTH: Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, công tác thanh, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được chú trọng, tăng cường, nhất là đối với những sai phạm liên quan việc thực...

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

DNTH: Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Sự kiện đã được bình chọn trên Cổng thông tin của Bộ VHTTDL và Báo điện tử Tổ quốc từ 15h35 ngày 6/12...

Quảng Bình đưa vào hoạt động Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

DNTH: Sáng 14/12, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tổ chức Lễ dâng hương và đưa vào hoạt động Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy.

Từ ngày 14 - 16/12, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

DNTH: Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại...

Giá vé concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tăng vọt trước giờ diễn, nhiều khán giả bị lừa đảo khi mua vé

DNTH: Trước giờ diễn, vé concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" đang được rao bán ở mức cao, thậm chí gấp 2,3 lần so với giá gốc.

Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng: Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

DNTH: Ngày 13/12, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

XEM THÊM TIN