Gelex sau 3 năm về với doanh nhân 8x Nguyễn Văn Tuấn

09:57 | 08/04/2019

DNTH: Nổi lên sau khi mua lại Chứng khoán Xuân Thành từ bầu Thuỵ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Gelex hiện được đánh giá là doanh nhân trẻ tài năng bậc nhất Việt Nam hiện nay.

nguyen-van-tuan-gelex

Ít lâu sau khi Bộ Công Thương thoái hết vốn, ông Nguyễn Văn Tuấn lần lượt đảm nhận TGĐ Gelex năm 2016 ở tuổi 32 và kiêm luôn "ghế" Chủ tịch HĐQT hai năm sau đó

Doanh thu, lợi nhuận kỷ lục

Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đạt doanh thu hợp nhất 13.829 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 14% so với năm 2017, cùng với doanh thu hoạt động tài chính bật mạnh giúp Gelex báo lãi sau thuế 1.283,5 tỷ đồng, tăng tới 41,7%. Đây là kết quả cao nhất lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

So với năm 2015, ở kỳ tài chính cuối cùng hoạt động với tư cách thành viên của Bộ Công Thương, Gelex đạt doanh thu 8.631 tỷ đồng, lãi sau thuế 456 tỷ đồng.

Những bước tăng trưởng nhanh chóng của Gelex có đóng góp mang tính quyết định của Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nguyễn Văn Tuấn. Doanh nhân sinh năm 1984 trở thành TGĐ Gelex từ tháng 9/2016 ở tuổi 32, và kiêm luôn ghế Chủ tịch HĐQT từ đầu năm ngoái. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư Gex - pháp nhân thuộc sở hữu của gia đình ông Tuấn đã tham gia mua cổ phần trong đợt thoái 79% vốn Gelex của Bộ Công Thương cuối năm 2015. 

Tiền mặt nghìn tỷ, đổ tiền M&A 

Tương tự các chỉ tiêu kinh doanh, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Gelex cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng "chóng mặt". Tổng tài sản tới cuối năm ngoái là 17.246 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017 và gấp 3,5 lần cuối năm 2015. Nền tảng tài chính được tăng cường rõ rệt khi vốn cổ phần tăng từ 1.550 tỷ đồng lên 4.065 tỷ đồng thông qua các đợt phát hành liên tiếp.

Nhờ vậy, ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh "lõi" là thiết bị điện, Gelex bắt đầu đổ tiền sang các mảng khác, thông qua loạt thương vụ mua bán & sáp nhập (M&A) đình đám. Một trong số đó là mua gom 54,78% cổ phần và trở thành công ty mẹ của CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans), qua đó tiến một bước dài trong lĩnh vực kho vận, Logistics với một loạt công ty con cấp hai, cấp ba như CTCP Cảng Miền Nam, Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans, CTCP Vận tải Đa phương thức Vietranstimex... Việc hợp nhất với Sotrans giúp Gelex tăng tổng tài sản tới gần 3.000 tỷ đồng.

Cũng vào đầu năm 2017, Gelex đã thông qua Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex để mua 65% cổ phần CTCP Phú Thạnh Mỹ - chủ đầu tư dự án Thuỷ điện Sông Bung 4A. Cùng với đó, liên tiếp trong hai năm 2017-2018, Cadivi Đồng Nai, công ty con cấp hai đã mua vào 52% vốn CTCP Nhựa Hà Nội và bổ sung thêm gần nửa nghìn tỷ đồng vào giá trị tài sản của Gelex. Cuối tháng 11/2018, khoản đầu tư trên đã được chuyển nhượng và mang về 21,4 tỷ đồng tiền lãi cho doanh nghiệp này.

Một thương vụ khác không thể bỏ qua là vào đầu năm ngoái, Gelex vượt mặt loạt tên tuổi lớn như REE Corp hay Ngành nước DNP để mua lại phần vốn chi phối (60,46%) trong CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) sau khi Vinaconex lẫn Vingroup thoái vốn.

Thương vụ này là miếng ghép quan trọng trong chiến lược kinh doanh tập trung vào các mảng: sản xuất thiết bị điện, logistics, năng lượng và nước sạch. Để quản lý hiệu quả, Gelex đã thành lập các công ty TNHH MTV quản lý từng mảng đầu tư.

Cụ thể, tới cuối năm 2018, Gelex đã "rót" 5.853 tỷ đồng vào 11 công ty con, trong đó Công ty TNHH TMV Năng lượng Gelex là 2.300 tỷ đồng, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex là 2.222 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Gelex Logistics 1.209 tỷ đồng. Ngoài ra, Gelex cũng "dự bị" mảng bất động sản khi thành lập công ty con Công ty TNHH MTV Gelex Land với vốn 50 tỷ đồng.

Ở diễn biến mới nhất, Gelex cùng công ty con Thiết bị điện Gelex vừa công bố sở hữu gần 10% vốn Tổng công ty Viglacera, là dấu hiệu cho thấy thêm một doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đang lọt vào "tầm ngắm" của doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Tuấn. Với Viglacera, ông Tuấn có thể bước một tiến dài, chiếm luôn thị phần lớn ở hai mảng màu mỡ là vật liệu xây dựng và bất động sản công nghiệp.

Đầu tư tài chính

Dù đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các thương vụ M&A, tuy nhiên nguồn tiền nhàn rỗi còn rất lớn thúc đẩy Gelex tham gia vào thị trường chứng khoán, với hơn 1.600 tỷ đồng dành để uỷ thác đầu tư, mua chứng chỉ quỹ, mua trái phiếu.

Trong đó, mua 527 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10,3-10,5% của CTCP Đầu tư Nước sạch và Môi trường Eco & More; 559 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư Công nghệ và Giáo dục Hải An; 204 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Khai khoáng Luyện kim Bắc Việt và 60 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Chứng khoán IB theo hình thức tín chấp.

Đáng lưu ý là, cả 4 pháp nhân trên đều có nhiều liên hệ với Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Gelex.

Cụ thể, ngoài Chứng khoán IB mà nhóm nhà đầu tư ông Nguyễn Văn Tuấn đã mua lại từ Bầu Thuỵ năm 2014, thì Tổng giám đốc của Công ty Eco & More cũng nguyên là CEO của Chứng khoán IB; Chủ tịch HĐQT Công ty Hải An ông Nguyễn Hải Thắng có vợ là Thẩm Thị Mai Hương - Cựu Chủ tịch HĐQT Chứng khoán IB. Về phần mình, Khai khoáng Luyện kim Bắc Việt cũng là doanh nghiệp có nhiều liên hệ.

Việc dễ dàng đầu tư vào các công ty "thân hữu" cho thấy quyền lực chi phối của ông Nguyễn Văn Tuấn, dù trên sổ sách, lúc cao điểm gia đình ông cũng chỉ sở hữu khoảng 1/4 vốn Gelex.

Bỏ qua những băn khoăn, đầu tư tài chính đã trở thành mảng kinh doanh quan trọng và mang lại dòng tiền lớn cho Gelex sau ba năm nắm quyền của ông Nguyễn Văn Tuấn. Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần gấp 6 lần, từ 130 tỷ đồng năm 2015 lên 757 tỷ đồng, chiếm già tổng nửa lợi nhuận trước thuế trong năm vừa qua.

Trước đây, có không ít những đồn đại mang gam màu tối đối với doanh nhân năm nay 35 tuổi. Chia sẻ với người viết, một CEO kỳ cựu trong làng chứng khoán nói: "Dù trong quá khứ Tuấn có ra sao, thì tôi biết giờ đây anh ta đã có "của ăn của để" và không còn đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu, mà là xây dựng những giá trị lớn hơn, không chỉ cho bản thân mà còn với xã hội. Những doanh nhân 8x như Tuấn và Độ (Chủ tịch HĐQT Nhựa Đồng Nai ông Vũ Đình Độ - PV) vẫn sẽ còn rất nhiều chục năm nữa để cống hiến. Và một Việt Nam giàu mạnh cần trông chờ vào những người như họ".

Theo Nhà đầu tư

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

Cao su Chư Sê đặt mục tiêu nâng thu nhập người lao động trong nhiệm kỳ mới

DNTH: Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê lần thứ XII đã thông qua các chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đại hội...

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”

DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025

DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025

DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

XEM THÊM TIN