Gia đình hạnh phúc là nền tảng cho sự bình ổn xã hội

09:57 | 28/06/2024

DNTH: Ngày Gia đình Việt Nam là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình cùng nhau nhìn lại, cùng gần gũi, quan tâm, chăm sóc nhau; các gia đình cùng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Gia đình hạnh phúc là nền tảng cho sự bình ổn xã hội- Ảnh 1.
Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định:"Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình".

Ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hằng năm là ngày Gia đình Việt Nam nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Tuy nhiên, qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam đã có những thay đổi. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều gia đình đang đứng trước những thách thức, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ và con cái ở một số gia đình khá lỏng lẻo; tỷ lệ ly hôn, ly thân ở các gia đình, bạo lực gia đình có xu hướng tăng.

Ông Nguyễn Túc chia sẻ, gia đình truyền thống ngày xưa gắn kết với nhau nhưng đến khi bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những điểm tích cực vẫn còn có những điểm tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động vào gia đình. 

Ngày xưa, thời bao cấp có kinh tế nhà nước, hợp tác xã… còn bây giờ kinh tế tư nhân phát triển mạnh dẫn đến mức thu nhập khác nhau, làm cho mức sống khác nhau từ đó dẫn đến những tư tưởng, suy nghĩ không giống nhau. Nếu ngày xưa "ăn chắc mặc bền" thì bây giờ mọi người phấn đấu "ăn ngon mặc đẹp". Đó cũng là điều dễ hiểu nhưng cũng từ đó xuất hiện những tình cảm, cách sống vì vật chất, vì chức quyền…

Phụ nữ thời xưa trong gia đình được giáo dục về "công, dung, ngôn, hạnh" nhưng phụ nữ hiện nay với yêu cầu phát triển của đất nước không chỉ làm việc nhà mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động của nền kinh tế. Người chồng chưa thấy được hết sự hy sinh lớn lao của người vợ đã sinh con, chăm lo cho con và gia đình vất vả; góp sức cùng chồng để xây dựng kinh tế gia đình, giúp gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

"Chính vì vậy cần phải tôn trọng người phụ nữ, bình đẳng ở đây không chỉ là bình đẳng ở những công việc lớn lao mà từ những công việc nhỏ", ông Nguyễn Túc nói.

Theo ông Nguyễn Túc, với sự phát triển của văn hóa và xã hội hiện nay, nhiều người chú trọng đến việc tạo mọi điều kiện vật chất để con được sống sung sướng, ăn uống đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn mà quên mất việc cách giao tiếp với con, gần gũi chia sẻ với con dẫn đến bất đồng ý kiến, luôn có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Ông Nguyễn Túc cho rằng, bây giờ rất nhiều gia đình giàu có nhưng bất hạnh vì con cái trở nên hư hỏng, sa đà vào những tệ nạn xã hội, sử dụng chất kích thích, ăn chơi ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.

Theo ông Nguyễn Túc, để tạo điều kiện cho con phát huy được khả năng và kiến thức của mình cha mẹ không được nuông chiều con cái, không phải điều gì con đòi hỏi mình cũng đáp ứng. Việc nuông chiều con quá mức sẽ làm cho con sinh ra tâm lý muốn gì được nấy, dần dần trẻ sẽ dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu tính tự lập trong cuộc sống. Thế nhưng cha mẹ cũng không nên quan tâm con quá mức. Sự kiểm soát chặt chẽ và độc đoán từ cha mẹ cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con cái hư hỏng. Bên cạnh việc bố mẹ chăm lo cho con thì cũng phải chú ý đến giáo dục cho con tự mình vươn lên trong cuộc sống.

Nhân Ngày gia đình Việt Nam, từng gia đình nên xem xét lại trách nhiệm của từng cá nhân đối với gia đình và cha mẹ hãy lấy tình cảm, tình thương, trách nhiệm đối với nhau, đối với con cái để sửa, vui đắp mối quan hệ gia đình trọn vẹn. Muốn một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ thì mọi người trong gia đình phải thấy rõ trách nhiệm của mình và góp phần cùng nhau xây dựng gia đình để ai cũng cảm thấy là hài lòng với cuộc sống của mình.

Ngày Gia đình Việt Nam cũng là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình cùng nhau nhìn lại, cùng gần gũi, quan tâm, chăm sóc nhau; các gia đình cùng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo Báo Chính Phủ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào năm mới 2025: Tưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao

DNTH: Trong các ngày từ 28/12 đến 31/12/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao đặc sắc chào đón năm mới 2025 nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi đầu xuân.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững...

DNTH: Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của Giáo dục năm 2024

DNTH: Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.

Cơ hội ngắm hoa 4 mùa trên đồ gốm sứ phương Đông

DNTH: Ngày 25/12, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoa nở từ Đất – Hoa trong nghệ thuật gốm sứ phương Đông”.

Phát động cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội

DNTH: Sở GD&ĐT vừa phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phát động cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn Thủ...

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

DNTH: Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những...

XEM THÊM TIN