Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?
06:06 | 07/03/2025
DNTH: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và thấp nhất so với các nước xuất khẩu gạo mạnh trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của ngành hàng chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam từng vui mừng vì có giá gạo đắt đỏ nhất thế giới vào tháng cuối 11/2024. Cụ thể ngày 23/11/2024, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá 490 USD/tấn, Ấn Độ giá 452 USD/tấn, Pakistan giá 458 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức 485 USD/tấn, cao hơn so với các nước khác như Thái Lan giá 452 USD/tấn, Ấn Độ giá 438 USD/tấn, Pakistan giá 421 USD/tấn.
Tuy nhiên kể từ tháng 12/2024, giá gạo xuất khẩu bắt đầu đà giảm liên tục, xuống thấp nhất so với các nước xuất khẩu gạo mạnh trong khu vực và hiện nằm ở mức chạm đáy trong nhiều năm qua.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 6/3, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn ở mức 389 USD/tấn, xuống thấp hơn gạo của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 412 USD/tấn; Ấn Độ: 405 USD/tấn; Pakistan: 378 USD/tấn). Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt đạt 364 USD/tấn và 307 USD/tấn.
![]() |
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục giảm sâu. Ảnh: VnEconomy. |
Giá gạo xuất khẩu "lao dốc không phanh" trong thời gian dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lúa gạo của trong nước. Chỉ trong 3 tháng, ngành lúa gạo gặp khó khăn tới mức từng có thời điểm lúa chín nông dân cũng không vội gặt vì không bán được; thương lái chấp nhận mất trắng tiền cọc cho nông dân vì không thể thu mua lúa tại ruộng; các kho sau khi xay xát liền bán tống bán tháo, xả gạo giá rẻ cho người dân vì không có doanh nghiệp lớn thu mua để xuất khẩu; các doanh nghiệp cố đẩy hàng đi xuất khẩu được thì cũng chỉ thu về số tiền thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 đầu năm nay ước đạt 560.000 tấn với giá trị đạt 288,2 triệu USD, giảm 13,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm ước đạt 553,6 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo VFA nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá gạo lao dốc là Ấn Độ chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu và dự kiến thu hoạch vụ mùa bội thu, trong khi sản lượng gạo của Việt Nam, Thái Lan, Pakistan cũng tăng cao, đẩy nguồn cung gạo toàn cầu lên cao vào năm 2025.
Theo Bộ NN&MT, dự kiến tổng diện tích gieo cấy lúa nước ta năm nay khoảng 7,03 triệu ha, sản lượng ước đạt 43,14 triệu tấn. Tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước khoảng 4,53 triệu tấn và 6 tháng cuối năm ước 3,012 triệu tấn.
![]() |
Xuất khẩu lúa gạo gặp 'khủng hoảng" kể từ đầu năm. Ảnh minh họa: IT |
Theo ông Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trước đây Việt Nam từng gặp phải "cuộc khủng hoảng về lúa gạo" như hiện nay. Lúc đó, nhà nước cũng đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường lúa gạo như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn.
Để xử lý dài hạn, ông Sơn cho biết cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn, đó là phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo. Trong đó, quan trọng nhất là gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên có thể chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận và rủi ro.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường được yêu cầu chỉ đạo các địa phương sản xuất đảm bảo sản lượng và diện tích lúa trong thời gian tới. Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo.
Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay với doanh nghiệp để mua gạo tạm trữ khi thị trường có biến động. Các ngân hàng tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản...
Bộ trưởng Bộ Tài chính tạo điều kiện hoàn thuế xuất khẩu sớm, cơ chế thông quan nhanh gọn, tăng kiểm tra đối với hoạt động xuất nhập khẩu gạo, chủ động xây dựng kế hoạch mua dự trữ gạo quốc gia.
Theo Tiengphong.vn
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-gao-viet-xuat-khau-vi-sao-tu-dinh-cao-lao-xuong-vuc-sau-post1722719.tpo
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giá giảm /
- lúa gạo /
- Thủ tướng chỉ đạo /
- cân đối cung cầu /
- Giá gạo xuất khẩu /
- việt nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?
DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển
DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.
Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?
DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...