Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số

14:15 | 31/07/2024

DNTH: Giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai áp dụng phương thức kinh doanh mới trên nền tảng số là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sáng 31/7, tại TP Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Công ty Cổ phần Công nghệ Mega Digital tổ chức Hội nghị tập huấn “Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và kiến thức livestream”.

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 1
Quang cảnh hội nghị tập huấn. Ảnh: Minh Vỹ.

Khoảng 140 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, các tổ chức Hội doanh nghiệp, phòng Kinh tế-Hạ tầng các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia hội nghị.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (Trưởng Văn phòng đại diện miền Trung - Tây Nguyên).

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 8
Ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (Trưởng Văn phòng đại diện miền Trung -Tây Nguyên).
Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 2
Đại biểu và học viên tham gia tập huấn. Ảnh: Minh Vỹ.

Tại đây, các giảng viên đã truyền đạt, trao đổi, thảo luận cùng học viên các nội dung: Tổng quan về thương mại điện tử, các văn bản pháp luật trong thương mại điện tử, một số hành vi vi phạm phổ biến, trách nhiệm đối với các bên, khuyến cáo đối với người mua, liên kết vùng qua thương mại điện tử.

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 3
Giảng viên báo cáo tại hội nghị tập huấn. Ảnh: Minh Vỹ.

Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu về hình thức livestream trên các nền tảng qua việc chuẩn bị cho buổi livestream, kịch bản cơ bản khi livestream, cách giữ năng lượng trong livestream, kỹ năng và kiến thức livestream, luyện giọng chuẩn cho livestream, xây dựng chiến lược livestream bán hàng, các nội dung chuyên sâu để tạo ra doanh thu lớn, trao đổi, hỏi đáp…

Phát biểu tại khai mạc, ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Gia Lai là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây Nguyên và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao với qui mô lớn.

Tuy nhiên, Gia Lai cách xa các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển, chưa có đường cao tốc, đường sắt, kết nối chủ yếu thông qua hệ thống đường bộ với thời gian dài. Do vậy, việc áp dụng phương thức kinh doanh mới, kinh doanh trên nền tảng số là rất cần thiết”.

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 4
Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Thông qua chương trình tập huấn sẽ góp phần trang bị kỹ năng và hướng dẫn trực tiếp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về cách thức bán hàng trực tuyến, xây dựng các gian hàng trên nền tảng số, xây dựng các video quảng bá thương hiệu sản phẩm… nhằm giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương thành công và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 5
Học viên thực hành trên máy tính. Ảnh: Minh Vỹ.
Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 6
Học viên thực hành trên điện thoại. Ảnh: Minh Vỹ.

Chị Hoàng Thị Liệu - thôn Hà Lòng, xã Kdang (huyện Đăk Đoa) chia sẻ: “Nhà mình có 6ha rẫy, trồng cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, mắc ca… lâu nay bán hàng theo kiểu truyền thống, sản phẩm làm ra chậm tiêu thụ, giá cả không như ý. Hay tin Sở Công thương Gia Lai tổ chức lớp tập huấn này, mình rất vui, đăng ký tham gia ngay. Bán hàng trên môi trường số, thông qua hình thức livestream không hạn chế thời gian, không gian, chắc chắn sản phẩm bán chạy hơn, doanh thu, lợi nhuận tăng cao, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại”.

Gia Lai: Tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số 7
Chị Đào Thị Thúy (bìa phải), chị Hoàng Thị Liệu (liền kề). Ảnh: Minh Vỹ.

Cùng chung tâm trạng hồ hởi trên, chị Đào Thị Thúy đến từ huyện Đăk Đoa tâm sự, gia đình có 4ha rẫy, trồng nhiều loại cây, hiện mỗi năm cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lại lãi khoảng 700 triệu đồng. Hi vọng, sau khi tập huấn chương trình này, sang năm thu nhập của gia đình sẽ tăng từ 1,5 đến 2 lần.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN