Gia Lai “trải thảm” mời gọi đầu tư 1,5 tỷ USD vào Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya

07:44 | 07/02/2022

DNTH: Để khai thác lợi thế tiềm năng của ngọn núi lửa Chư Đăng Ya và miệng núi lửa Biển Hồ đã ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm qua, hiện nay tỉnh Gia Lai đang mời gọi đối tác nước ngoài đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào quần thể này.

6
Vị trí Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya.

Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya thuộc vùng Bắc Tây Nguyên, nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku và phía Nam huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nơi đây cách thành phố Kon Tum chưa tới 40km về phía Bắc, cách khu du lịch Măng Đen 90km, Nhà máy Thủy điện Ialy 30km, Cửa khẩu Quốc tế Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia khoảng 85km. Đặc biệt, từ sân bay Pleiku đến Biển Hồ- “Đôi mắt Pleiku” chưa đầy 10 phút ô tô…

5
Danh thắng Biển Hồ - “Đôi mắt Pleiku”. Ảnh: Hòa Carol. 

Theo qui hoạch, dự án Khu du lịch Biển Hồ- Chư Đăng Ya nằm trên diện tích gần 5.200 ha (trong đó diện tích xây dựng dự kiến khoảng 1.000 -1.500 ha), vốn đầu tư dự kiến 1,5 tỷ USD. Hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.

Vì đây là dự án lớn, nên tỉnh Gia Lai mong muốn tìm đối tác đầu tư nước ngoài, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ hoặc một số quốc gia châu Âu có tiềm lực về tài chính mạnh cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Kỳ vọng, khi đi vào khởi công xây dựng, dự án mang tầm cỡ quốc gia này sẽ thu hút khoảng 4.500 lao động (trong đó 3.500 lao động trực tiếp).

4
Danh thắng Biển Hồ nhìn từ trên cao. Ảnh: Hòa Carol. 

Nói về dự án này, ông Lê Tiến Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết: “Biển Hồ - Chư Đăng Ya sẽ trở thành khu du lịch có lợi cho nhà đầu tư, vì nó nằm trong trung tâm của Khu tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Hạ tầng giao thông được kết nối tương đối hoàn chỉnh với các địa phương khác trong cả nước. Đầu tư vào đây, tỉnh Gia Lai sẽ tạo điều kiện cho đối tác khai thác đa sản phẩm về du lịch cùng hàng loạt chính sách khác. Nên đây sẽ là dự án hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm năng.”

1
Cô gái Jrai và hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Hòa Carol. 

Theo đó, nhà đầu tư vào dự án này sẽ được hưởng nhiều chính sách, điều kiện ưu đãi. Về đất đai, được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Sau thời gian miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP  của Chính phủ.

Không những thế, nhà đầu tư còn được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại diểm a, khoản 1, Điều 15, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. Ngoài ra, dự án còn được miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010.

2
Màu xanh ở miệng núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Hòa Carol. 

Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya gồm: du lịch nghỉ dưỡng, các hoạt động du lịch kết hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp với đa dạng các loại hình như khu biệt thự sinh thái, resort, Spa - Bungalow, chăm sóc phục hồi sức khỏe, các khu thương mại, dịch vụ quy mô lớn; các khu thể thao như đua ngựa, golf kết hợp các khu vui chơi giải trí tổng hợp và các công viên chuyên đề.

Du lịch văn hóa, tâm linh kết hợp các hoạt động cộng đồng, lễ hội truyền thống của người dân địa phương vùng Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, tham quan di tích núi lửa. Du lịch trải nghiệm khám phía thiên nhiên, văn hóa địa phương.

Khi đi vào hoạt động, Khu du lịch Biển Hồ- Chư Đăng Ya trở thành khu du lịch quốc gia, tạo động lực thu hút khách du lịch và thúc đẩy du lịch Gia Lai phát triển, góp phần phát triển du lịch vùng Tây Nguyên và Việt Nam; tạo điểm nhấn trên các tuyến du lịch quan trọng của quốc gia và khu vực.

Biển Hồ hay còn gọi Hồ T’Nưng, “Đôi mắt Pleiku” là một hồ nước ngọt nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Biển Hồ vốn là 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau, bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa vẫn nhìn thấy rõ.

Trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam, Gia Lai là một trong những địa phương được đánh giá cao về tài nguyên và tiềm năng phát triển. Văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai được xác định là “Trung tâm du lịch của Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam”.

Đây chính là sự công nhận và cũng như thể hiện kỳ vọng của Chính phủ với Gia Lai, mong muốn Gia Lai thực sự trở thành một điểm sáng về du lịch của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, tương xứng với tiềm năng của địa phương.

3
Núi lửa Chư Đăng Ya ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm. Ảnh: Hòa Carol. 

Dự báo, tổng lượng khách du lịch của Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya đến năm 2030 sẽ thu hút được khoảng 35 - 40% khách du lịch toàn tỉnh: khoảng 2,5 đến 3 triệu lượt khách/năm; trong đó dự kiến có khoảng 300.000 lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 10% tổng lượng khách) và khoảng 2,7 triệu lượt khách nội địa (chiếm khoảng 90% tổng lượng khách).

Khi đi vào khai thác, hoạt động, Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya trở thành khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt người dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước của tỉnh Gia Lai.

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dạ i– một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ. Chư Đăng Ya thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, ngọn núi lửa này cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng Đông Bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20km. 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

François Bayrou: Từ chính trị gia trung dung đến Thủ tướng Pháp

DNTH: Ông François Bayrou, một chính trị gia kỳ cựu, được giao nhiệm vụ dẫn dắt Pháp vượt qua tình trạng bế tắc chính trị và ngân sách. Đây là thử thách không nhỏ trong bối cảnh Quốc hội Pháp hiện chia rẽ sâu sắc giữa ba khối...

Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế

DNTH: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.

Người đàn ông Pháp với khu vườn ngập tràn rau củ Việt Nam

DNTH: Ông Andre Souppaya có hành trình gần 10 năm cải tạo khu vườn nhỏ 120 m2 ở ngoại ô Paris, Pháp trồng thành công nhiều loại rau củ quê nhà Việt Nam.

Phiên điều trần lịch sử: Các quốc gia đảo nhỏ đòi công lý trước biến đổi khí hậu

DNTH: Phiên điều trần kéo dài hai tuần này nhằm xác định các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu và hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương trước tác động tàn phá của hiện tượng này.

Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga

DNTH: Nga vừa công bố sản xuất hầm trú ẩn di động Kub-M, được thiết kế để bảo vệ cư dân trong các tình huống khẩn cấp như vụ nổ hạt nhân. Với thiết kế mô-đun linh hoạt, mỗi tổ hợp bao gồm container chứa người và các tiện...

Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt

DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...

XEM THÊM TIN