Giá xăng liên tục tăng, gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng và doanh nghiệp

15:04 | 22/04/2019

DNTH: Giá xăng tăng cao 2 lần liên tiếp trong tháng 4 cùng với giá điện tăng 8,36% từ tháng 3 khiến người tiêu dùng, nhất là các doanh nghiệp vận tải, chế biến... lo lắng vì chi phí sản xuất cao cũng như gánh nặng đè lên đời sống hằng ngày.

Hiện giá xăng E5 RON92 ở mức tối đa 19.703 đồng; RON 95 là 21.235 đồng. Giá xăng tăng mạnh liên tiếp cộng với giá điện tăng hồi cuối tháng 3 đang tạo áp lực tăng giá lớn lên các mặt hàng tiêu dùng và cước vận tải.

Theo ghi nhận phóng viên tại các chợ dân sinh Hà Nội, giá nhiều mặt hàng như thịt, rau củ, thủy sản...đã tăng ngay sau khi giá xăng tăng lần thứ hai.

Chị Phương, tiểu thương tại chợ Nam Đồng cho biết, đa số các mặt hàng rau củ đều có mức tăng từ 1.500-3.000 đồng/kg so với tháng 3. Trong khi đó giá thịt bò ngon ở mức 240.000 - 270.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; thịt gà lông có giá 120.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg, cá chép giá 75.000-80.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Các tiểu thương tại chợ cho biết, xăng dầu là yếu tố tác động lớn đến cấu thành giá cước vận tải, do đó, việc giá cả hàng hóa tăng theo cũng là điều tất yếu. 

Giá xăng liên tục tăng, gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng và doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Anh Nguyễn Minh Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) là một tài xế chạy taxi công nghệ cao chia sẻ, nếu như trước đây anh chạy tích cực cả ngày thì có thể kiếm được khoảng 300.000-350.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, giá xăng tăng liên tục trong thời gian gần đây khiến số tiền chi cho xăng dầu của anh cũng tăng theo, ảnh hưởng đến thu nhập. 

"Thông thường, mỗi lần đổ 500.000 đồng tiền xăng tôi có thể chạy được khoảng hơn 2 ngày, nhưng hiện tại, với số tiền trên tôi chỉ có thể chạy được hơn 1 ngày. Sau khi trừ các khoản chiết khấu cho công ty, chi phí xăng,... phần còn lại tôi chỉ được khoảng 200.000 đồng. Nếu ngày nào xe gặp vấn đề kỹ thuật hay khách hàng bỏ bom là coi như cả ngày đi làm không công".

TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại -VTIC (Bộ Công Thương) cho biết, việc giá điện và giá xăng dầu tăng gần đây chắc chắn sẽ có tác động đến mặt bằng giá cả nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, bởi điện và xăng dầu là 2 mặt hàng thiết yếu đối với cả sản xuất và tiêu dùng.

"Giá điện và giá xăng dầu tăng sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, điều này khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng tiêu cực, do với mức thu nhập hiện tại, họ phải chịu mức giá tiêu dùng cao hơn" ông Phương nói.

Nhưng ông Phương cho rằng cũng không nên quá quan ngại với CPI vì điện hiện chỉ chiếm tỷ trọng 3,5% trong rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, nên việc tăng giá điện 8,36% sẽ khiến chỉ số CPI tăng đồng thời GDP giảm, song ở mức độ vừa phải.

Trước đó, Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê, cho biết việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI từ 0,26% đến 0,31%, và giảm GDP từ 0,22% đến 0,25%. Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì ước tính việc tăng giá điện 8,36% sẽ khiến CPI tăng thêm 0,3% (tác động vòng 1 mang tính trực tiếp nhất). Nếu giá dầu Brent đóng cửa vào cuối năm 2019 ở các mức 65 USD/thùng, 70 USD/thùng và 80 USD/thùng thì lạm phát của Việt Nam tương ứng sẽ ở mức 3,33%, 3,53% và 3,76%. Như vậy ngay cả trong trường hợp giá dầu Brent lên mức 80 USD/thùng thì chỉ số CPI vẫn nằm trong giới hạn của mục tiêu đề ra là CPI năm 2019 dưới 4%.

Còn theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu giá xăng dầu thế giới tăng 5% thì CPI năm 2019 sẽ tăng 3,4%. Nếu giá xăng dầu thế giới tăng 10% thì CPI năm 2019 sẽ tăng khoảng 3,7%. Nếu giá xăng dầu thế giới tăng 15% sẽ tác động đến CPI xoay quanh mức 3,8-3,9%.

Đánh giá tác động của giá điện và xăng lên các doanh nghiệp, ông Lê Quốc Phương cho rằng điện và xăng dầu là đầu vào của mọi doanh nghiệp, do đó giá điện và giá xăng dầu tăng sẽ khiến chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng, từ đó giá thành sản phẩm tăng. Theo Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê việc tăng giá điện 8,36% sẽ khiến chỉ số giá sản xuất tăng từ 0,15% đến 0,19%. Việc giá xăng tăng mạnh sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp vận tải, do xăng dầu chiếm khoảng 35-40% chi phí của các doanh nghiệp này.

Do giá thành sản phẩm tăng, ông Phương nhận định rằng doanh nghiệp sẽ buộc phải lựa chọn 1 trong 2 phương án: Hoặc phải tăng giá bán sản phẩm, khiến lượng hàng bán ra giảm; Hoặc giữ nguyên giá bán sản phẩm để duy trì lượng hàng tiêu thụ, song sẽ phải chấp nhận lợi nhuận giảm.

Ngọc Anh

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN