Giải cứu thành công 19 người, còn 36 công nhân tại Rào Trăng 3 và 4
20:12 | 14/10/2020
DNTH: Chiều 14/10, lực lượng cứu hộ đã đưa 19 người từ Thủy điện Rào Trăng 4 về bệnh viện, tìm thấy 1 thi thể công nhân Thủy điện Rào Trăng 3. Tại trạm kiểm lâm 67, nơi 13 người thuộc đoàn cứu hộ cứu nạn trước đó bị mất tích, các lực lượng sẽ tiếp tục tìm kiếm.
Theo đó, hướng đường thủy, do lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên -Huế sử dụng xuồng và cano đã vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền tại xã Hương Bình, huyện Phong Điền vận chuyển hàng hóa tiếp viện cho những công nhân đang tập trung ở Thủy điện Rào Trăng 4.
Đến chiều 14/10, lực lượng tại đây đã đưa 19 người đến bệnh viện là Bệnh viện Quân y 268 và Bệnh viện đa khoa Phong Điền.
Những người được sơ tán phần lớn là công nhân của hai nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4. Sau khi được sơ tán, số công nhân còn lại ở nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 là 8 người và Rào Trăng 4 là 28 người.
Lãnh đạo Quân khu 4 tiếp cận hiện trường để đánh giá và chuẩn bị phương án cứu hộ-cứu nạn. - Ảnh: QĐND |
Lực lượng chức năng cũng đã tìm thấy 1 thi thể nam, được nhận định là công nhân của nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 và đưa về Bệnh viên Đa khoa Bình Điền (thị xã Hương Trà) để giám định nhân thân.
Dự kiến, lực lượng chức năng của Sở chỉ huy tiền phương sẽ tiếp tục tiếp cận nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 trong sáng 15/10 để tiếp tục sơ tán những người còn bị mắc kẹt tại đây.
Cũng theo thông tin từ Sở Chỉ huy tiền phương, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tiếp cận hiện trường sạt lở tại trạm kiểm lâm 67. Lực lượng chuyên môn và chó nghiệp vụ đang trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích.
Hiện trường tại trạm kiểm lâm 67, một lượng đất đá đã san bằng một khoảng rộng lớn. Các xe múc và lực lượng cứu hộ cứu nạn đang trong quá trình tìm kiếm. Các lực lượng sẽ tiếp tục tìm kiếm, quyết tâm tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.
Cũng trong chiều 14/10, lực lượng Biên phòng huyện A Lưới đã liên lạc với những công nhân tại nhà máy Thủy điện A Lin B2. Theo đó, toàn bộ 14 công nhân tại đây vẫn an toàn và có đủ lương thực, thực phẩm dự trữ.
Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ triển khai đưa người bị thương vào bờ. Ảnh: TTXVN phát |
Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo cứu nạn tại hiện trường
12h30', lực lượng của Sở Chỉ huy tiền phương đã tiếp cận đường bộ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ, cứu nạn điểm sạt lở tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.
Đến 10h sáng nay (14/10), lực lượng cứu hộ, cứu nạn gồm hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 414, Sư đoàn 968 và lực lượng giao thông của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện xe ủi, xe múc đã mở được đường vào khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sở chỉ huy tiền phương do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã tiếp cận vào vị trí, khu vực bị nạn. Hiện nay, trực thăng cứu hộ, cứu nạn cũng đã có mặt tại hiện trường để cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cùng tổ bay xác định vị trí cứu hộ cứu nạn. |
Đến 9h30' sáng nay (14/10), Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) đã tổ chức thực hiện bay tiếp tế, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2.
Hiện tại, gần 600 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị chức năng của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện đã có mặt tại vị trí để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích.
Sở Chỉ huy tiền phương cho biết, công tác cứu hộ cứu nạn hiện đang được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ. Hiện, công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp triển khai bảo đảm thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.
Xe cấp cứu đang được tăng cường tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền, các y bác sĩ đang khẩn trương chuẩn bị phương tiện đón nạn nhân. Dự kiến, bệnh viện này sẽ đón 18 người bị thương và người tử nạn.
Hình ảnh đường đi và vị trí của bão số 7 và áp thấp nhiệt đới mới xuất hiện. |
Quyết tâm trong hôm nay cứu toàn bộ các nạn nhân ra khỏi điểm sạt lở
Tới sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xác nhận còn 30 người mất tích, chưa liên lạc được trong đó có 17 công nhân tại tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và còn 13 người trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn. Lãnh đạo Công ty thủy điện Rào Trăng 3 xác nhận 3 công nhân tử vong.
Sáng ngày 14/10, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã họp để tiếp tục triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn tại các điểm sạt lở khu vực các thủy điện thuộc xã Phong Xuân, huyên Phong Điền; Ban chỉ huy yêu cầu các lực lượng tranh thủ thời tiết nắng ráo để triển khai các biện pháp, phương tiện cứu hộ bảo đảm tiếp cận mục tiêu một cách sớm nhất và an toàn nhất.
Muc tiêu tiếp cận để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là trạm tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 và Thủy đíện Rào Trăng 3, 4 và Thủy điện A Lin BI, B2.
Lực lượng không quân triển khai cứu hộ, cứu nạn các nạn tại các thủy điện. - Ảnh: VGP |
Hướng cứu nạn tiếp cận từ 3 mũi đường không (2 máy báy bay trực thăng từ sân bay Phú Bài đã được huy động), đường thủy và đường bộ.
Dự kiến cuối giờ sáng nay, hướng tiếp cận đường bộ sẽ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ, cứu nạn điểm sạt lở tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.
Công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp triển khai bảo đảm thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết công tác cứu hộ cứu nạn hiện đang được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ với quyết tâm trong ngày hôm nay đưa các nạn nhân ra khỏi các điểm sạt lở.
Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, Bộ tư lệnh Quân khu 4 tranh thủ từng giờ, từng phút, không quản ngày đêm, thời tiết mưa gió, dồn hết nhân lực và vật lực phối hợp với các lực lượng triển khai mọi biện pháp nhanh chóng tiếp cận TKCN các nạn nhân bị mất liên lạc, với quyết tâm thực hiện nhiệm vụ cứu hộ-cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.
Đoàn xe của Lữ đoàn Công binh 414 cơ động vào hiện trường. - Ảnh: QĐND |
Trong khi đó, tối 13/10, Giám đốc Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 Nguyễn Đại Thành cho biết, hiện tại phía Công ty đã ghi nhận có 3 trường hợp công nhân của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 bị tử vong do sạt lở núi vào ngày 12/10.
Cuối giờ chiều 13/10 lực lượng cứu hộ đã đưa được 5 người bị thương từ Thủy điện Rào Trăng 3 đang ở Thủy điện Rào Trăng 4 đi cấp cứu. Thông tin trước đó cho biết, 40 công nhân từ nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 đã di chuyển bằng đường rừng đến nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4.
Ở miền Bắc, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/10, bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ. Ở đảo Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/h.
Cùng với đó, một áp thấp nhiệt đới tiếp tục xuất hiện gần Biển Đông. Hồi 04 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Kiểm tra công tác chống bão tại Ninh Bình
Ngày 14/10, Đoàn công tác do Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình triển khai công tác phòng chống cơn bão số 7 tại tỉnh Ninh Bình.
Kiểm tra thực tế tại các trọng điểm, vị trí xung yếu trên tuyến đê Bình Minh 4, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông Trần Quang Hoài đánh giá cao công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện ứng phó với bão số 7 của tỉnh. Ông Trần Quang Hoài đề nghị Ninh Bình tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến đường đi của bão, ứng phó kịp thời khi bão vào đất liền, đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân; triển khai tốt các phương án bảo vệ sản xuất, nhất là vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Sơn, đồng thời kiểm tra và đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lụt bão. Tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục duy trì tốt công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, tính đến 9 giờ ngày 14/10, tỉnh Ninh Bình đã thông báo và kêu gọi toàn bộ 130 phương tiện, 401 thuyền viên về nơi cư trú an toàn; kêu gọi 412 lao động của 296 lều, chòi đang nuôi trồng thủy sản trong khu vực đê Bình Minh 3 và Cồn Nổi vào nơi tránh trú an toàn. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh vận hành 21 máy bơm của 8 trạm và 63 cống dưới đê, cống hồ để tiêu kiệt nước đệm. Toàn tỉnh đã thu hoạch 21.485 ha lúa mùa ha (đạt 68%), trồng được 3.148,4 ha cây rau màu các loại.
Các Ban quản lý dự án đã chỉ đạo các đơn vị thi công trên các tuyến đê tạm dừng thi công và có phương án đảm bảo an toàn cho đến khi bão tan. UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra các tuyến đò ngang, đò dọc và tạm dừng hoạt động các tuyến đò kể từ 10 giờ ngày 14/10 đến khi bão tan.
Lên phương án sơ tán hơn 150.000 người dân
Sáng 14/10, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với với bão số 7.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 14/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 31.096 tàu/115.607 người biết để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện chỉ còn 330 tàu/700 người chủ yếu hoạt động ven bờ Quảng Ninh. Sáng 14/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã kiên quyết yêu cầu các tàu này di chuyển về bờ để đảm bảo an toàn.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai báo cáo, đến sáng 14/10, các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã tổ chức cấm biển từ ngày 13/10.
Các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An lên phương án sơ tán hơn 150.000 dân trước khi bão số 7 đổ bộ vào đất liền. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa 10.824 hộ/46.760 người nằm trong phạm vi cách bờ biển 200m; tỉnh Nghệ An 12.341 hộ/102.112 người; tỉnh Nam Định 1.100 người, tỉnh Thái Bình 3.019 người; tỉnh Ninh Bình 412 người). Thành phố Hải Phòng đã di dời 90 người ở khu vực nguy hiểm đảo Cát Hải đến nơi an toàn.
Tính đến 23 giờ ngày 13/10, các địa phương có 212 xã, phường/135.329 hộ bị ngập; 36 người chết (30 người do bị lũ cuốn, 3 thuyền viên trên biển, 3 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 do chờ xác minh). Ngoài ra, 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 135.731 nhà bị ngập; 870 ha lúa, 5.314 ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588 ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 335 điểm trường bị ngập và 27 điểm trường bị hư hại; 26,3 km bờ biển sạt lở, nhiều điểm quốc lộ bị sạt, hư hỏng.
Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên-Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình). Tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Hà chưa thông tuyến.
Công điện mới ứng phó bão số 7
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 25/CĐ-TWPCTT về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 7.
Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Giang và Hà Nội; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Công điện nêu rõ:
Bão số 7 với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11 đang tiếp tục di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta; trưa và chiều mai (ngày 14 tháng 10) bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Để chủ động ứng phó hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2020, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Đối với tuyến biển và ven bờ:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh (vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới từ vĩ tuyến 16,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông và được cập nhật theo các bản tin của cơ quan dự báo).
- Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động du lịch, trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển và đất liền; không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền khi bão đổ bộ.
- Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, căn cứ tình hình cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấm biển.
2. Đối với tuyến đất liền:
- Chủ động sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
- Chỉ đạo hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, gia cố bảo vệ công trình, chặt tỉa cành cây,… để hạn chế thiệt hại do bão.
- Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng, khu công nghiệp ven biển, bến cảng, kho tàng, hầm lò, hệ thống điện, bãi thải khai thác khoáng sản, dự án đang thi công.
- Chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống úng ngập, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức vận hành, bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; bố trí lực lượng thường trực để kịp thời xử lý khi có tình huống.
- Triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để các địa phương và nhân dân biết, chủ động ứng phó.
Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và các cơ quan có liên quan tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời tham mưu, chỉ đạo công tác ứng phó bão theo nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó mưa lũ tại Thừa Thiên - Huế
Chiều nay, 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng vừa quyết định hoãn tổ chức Đại hội Đảng bộ để tập trung ứng phó thiên tai.
Cùng ngày, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có báo cáo về 13 người hiện còn mất tích, chưa liên lạc được trong đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Phú Bài, Phó Thủ tướng và đoàn công tác tiếp tục di chuyển bằng ô tô về khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Cùng đi với đoàn công tác có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1394/CĐ-TTg chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3.
Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh (bìa trái) báo cáo tình hình với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng (giữa) tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, chiều 13/10. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Huy động mọi lực lượng, ứng cứu khẩn trương nhất
Theo phóng viên Báo điện tử Chính phủ tháp tùng đoàn công tác, phát biểu tại cuộc làm việc ngay sau đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những ngày qua, các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên - Huế đã phải hứng chịu đợt mưa lũ đặc biệt lớn (nhiều nơi mưa trên 2.000mm trong 1 tuần qua, bằng gần 50% tổng lượng mưa cả năm); lũ trên một số sống vượt mức lũ lịch sử năm 1999.
Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Ngày hôm qua, đã xảy ra sự cố sạt lở đất tại khu vực Trạm Quản lý bảo vệ rừng 67 và khu vực thủy điện Rào Trăng 3 làm nhiều người tại thủy điện Rào Trăng 3 và 13 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn đi cứu hộ cứu nạn và gặp nạn (có thể bị đất đá sạt lở vùi lấp).
Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn cán bộ chiến sĩ và công nhân tại khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quân khu 4 đã lập Sở chỉ huy tiền phương. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện nêu trên và các chỉ đạo liên quan.
“Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, nhiều người còn mất liên lạc, nguy cơ bị vùi lấp. Vì vậy, yêu cầu công tác tìm kiếm cứu nạn phải hết sức khẩn trương, cấp bách”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Quốc phòng (trực tiếp là Quân khu 4) và các cơ quan tập trung chỉ đạo, cấp bách triển khai lực lượng để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân với phương châm tiếp cận nhanh nhất, ứng cứu khẩn trương nhất. Đồng thời cần lưu ý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Để làm tốt công tác hiệp đồng, phối hợp triển khai tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chung công tác tìm kiếm cứu nạn, đồng chí Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp đề xuất và trực tiếp chỉ đạo triển khai phương án tìm kiếm cứu nạn cụ thể.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo nhanh về tình hình ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết, có thể, bằng mọi biện pháp năm tình hình, tiếp cận nhanh nhất khu vực có người bị nạn.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đưa lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương tập trung khắc phục sạt lở, thông tuyến giao thông để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn (khắc phục ngay các vị trí sạt lở, các ngầm tràn).
UBND tỉnh phân công người phát ngôn, hàng ngày cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình, tiến độ cứu nạn và các vấn đề khác có liên quan đến công tác cứu nạn cho cơ quan thông tin báo chí.
Phó Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những mất mát, lo âu của các gia đình có người đang bị mất tích, bị chết do thiên tai. “Chính phủ làm hết sức mình chỉ đạo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nhanh nhất, hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc chỉ đạo tập trung quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, lãnh đạo Quân khu 4, các đơn vị liên quan và người dân trong việc ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đề nghị các lực lượng tập trung hoàn thiện các phương án cứu hộ cứu nạn đã đề ra, Phó Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ cần tập trung số 1 hiện nay là tìm kiếm cứu nạn để tìm được người mất tích, cấp cứu được người sống sót. Cùng với đó, hỗ trợ những người còn đang khó khăn để người dân không bị đói rét, không bị bệnh, không ở cảnh màn trời chiếu đất. Chủ động để đảm bảo vệ sinh môi trường khi nước rút và nước uống cho người dân, không để người dân thiếu nước uống, không để dịch bệnh bùng phát.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý về công tác ứng phó với bão số 7 đang tiến nhanh vào đất liền với vùng ảnh hưởng bão rất rộng. “Lần này, sạt lở đất đã xảy ra với hậu quả rất nặng nề, đặc biệt nghiêm trọng, nên chúng ta không thể chủ quan”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tiếp tục rà soát tất cả khu vực có thể bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để chủ động sơ tán dân. Đảm bảo an toàn các hồ đập.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Báo cáo Phó Thủ tướng và Đoàn công tác tại hiện trường, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết và khối lượng đất đá sạt lở rất lớn. Bộ đội công binh đang dùng mọi phương tiện để mở đường vào khu vực Nhà máy thủy điện.
Phó Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Sau khi thị sát hiện trường, Phó Thủ tướng đã cùng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã có cuộc họp khẩn ở Sở chỉ huy tiền phương đặt tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
30 người chết do mưa lũ
Theo tổng hợp số liệu tính đến 18h00 ngày 13/10/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến nay đã làm 30 người và 14 mất tích, 22 người bị thương. Số nhà ở bị thiệt hại là 541 nhà; số nhà bị ngập nước 160.784 nhà.
Để ứng phó với bão số 7, các tỉnh đã kiểm đếm và hướng dẫn 51.240 lượt tầu thuyền với 229.679 lao động đến nơi tránh trú an toàn. Trong đó, hướng dẫn và cung cấp thông tin về bão cho 84 tầu thuyền đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa để chủ động việc tránh trú.
Nghệ An đã ra lệnh cấm biển lúc 15h00 ngày 13/10/2020; Nam Định: 19h00 ngày 13/10/2020; Ninh Bình: 19h00 ngày 13/10/2020. Tỉnh Thanh Hóa dự kiến sáng mai ngày 14/10/2020 cũng sẽ ra lệnh cấm biển.
Theo số liệu của Vụ Quản lý Đê điều (Bộ NN&PTNT) cũng vừa thông tin: Đê biển ở các vùng bão số 7 sẽ gây ảnh hưởng mới chỉ chống bão cấp 9 và khi có triều thấp. Vì vậy nếu bão số 7, gió cấp 9 đến cấp 10 nếu gặp lúc triều cường sẽ gây nước dâng, sóng lớn tràn đê, nguy cơ rất cao mất an toàn. Ngoài ra còn nhiều vị trí đang thi công, nhất là đê biển Bình Minh 4, Ninh Bình và 1 số tuyến đê của Nghệ An, cần hết sức chú ý gia cố bảo vệ.
Thông tin về 13 người mất tích khi cứu hộ cứu nạn
Theo Báo cáo ngày 13/10 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về sự cố tại khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả.
Vào 12 giờ ngày 12/10, một người dân gọi điện thoại trực tiếp cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định, thông báo vụ việc. Nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, cứu nạn. Thành phần Đoàn có 21 đồng chí gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phong Điền và một số cơ quan liên quan.
Đoàn xuất phát lúc 14 giờ ngày 12/10 từ Huyện ủy huyện Phong Điền đi thủy điện Rào Trăng 3. Đến 16 giờ, đoàn đến ngầm tràn sâu trên đường 71, ô tô không qua được. Vì vậy, Đoàn để lại ô tô, đi bộ vào Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 13 km. Đến 21 giờ cùng ngày, Đoàn đến tiểu khu 67, trạm Kiểm lâm Sông Bồ. Theo thông tin báo về tỉnh lúc 22 giờ ngày 12/10, Đoàn dừng nghỉ tại nhà Kiểm lâm. Lúc 0 giờ ngày 13/10 xuất hiện tiếng nổ lớn, núi, đất đá bị sụt đổ trùm lên nhà Kiểm lâm nơi Đoàn đang nghỉ. Theo thông tin ban đầu, 8 người đã thoát được ra ngoài, 13 người hiện còn mất tích, trong đó có 11 cán bộ Quân đội và hai cán bộ địa phương.
Nhận được tin báo về sự cố, Bộ Quốc phòng đã có Điện lúc 9 giờ ngày 13/10, chỉ đạo Quân khu 4, Cục Tác chiến, Cục Cứu hộ - Cứu nạn và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ, tích cực triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, lực lượng Quân khu 4 đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục sạt lở, thông đường đến khu vực người mất tích và thủy điện Rào Trăng 3; chủ trì, phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm cứu nạn người mất tích tại các khu vực; tổ chức hệ thống thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ huy, điều hành công tác tìm kiếm cứu nạn.
Hai đoàn công tác, Đoàn 1 của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn; Đoàn 2 do Phó Chánh Văn phòng Trần Văn Sơn làm trưởng đoàn đã vào hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm người mất tích.
Ngoài các cán bộ trong Đoàn công tác còn có các công nhân thi công thủy điện cũng đang bị mất tích. Hiện Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và địa phương chủ động nắm chắc tình hình công tác tổ chức tìm kiếm, kịp thời báo cáo, tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực triển khai các biện pháp tiếp cận khu vực sạt lở để tìm kiếm cứu nạn.
Ảnh VGP |
Phó Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp khẩn với các lực lượng cứu hộ, cứu nạn. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Còn 2 nhà máy thuỷ điện khác bị cô lập
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa có báo cáo nhanh thông tin liên quan đến các nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4, A Lin B1, A Lin B2 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Từ chiều 12/10, sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố sạt lở nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3, Văn phòng Ban Chỉ huy và Đài thông tin duyên hải Huế đã cố gắng kết nối liên tục với nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4 bằng hệ thống vô tuyến nhưng không bắt được liên lạc.
Đến 14h ngày 13/10, Đài thông tin duyên hải Huế đã kết nối được qua hệ thống vô tuyến với nhà máy thuỷ điện, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng kết nối cùng tầng số với 2 đơn vị trên cho biết: Hiện nay, công nhân nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4 đều an toàn, nhưng bị cô lập, hiện lương thực chỉ còn dùng đủ 1 ngày; 40 công nhân từ nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 đã di chuyển bằng đường rừng đến nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4; đường đi đến khu vực nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 bị sạt lở nghiêm trọng, muốn tiếp cận phải đi bằng đường thuỷ nhưng nước chảy xiết.
Trong khi đó, nhà máy thuỷ điện A Lin B2 bị cô lập, hiện chưa có thông tin gì từ nhà máy này.
Còn kỹ sư, công nhân nhà máy thuỷ điện A Lin B1 đã di chuyển đến huyện A Lưới qua đường Hồ Chí Minh, xác nhận tất cả công nhân A Lin B1 an toàn.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục liên lạc thường xuyên với các nhà máy thuỷ điện trên để nắm tình hình.
Phó Thủ tướng động viên cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trưa 13/10, tại Ban Chỉ đạo Sở chỉ huy tiền phương đặt ở trụ sở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), lãnh đạo Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên - Huế khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai các phương án để sớm tiếp cận hiện trường vụ lở đất.
Tính toán phương án di chuyển, cứu hộ cứu nạn. |
Theo TTXVN, các phương án tiếp cận mục tiêu được lựa chọn là đi theo tuyến đường 71 với phương tiện là xe cơ giới chở lực lượng công binh với mục tiêu mở đường vào vị trí cứu hộ; còn trên tuyến đường thủy thì đi từ Nhà máy thủy điện Hương Điền với 2 xuồng cao tốc. Phương án sử dụng thêm máy bay trực thăng để khảo sát và cứu hộ cũng đang được nghiên cứu.
Lực lượng chức năng đã huy động 7 xe đào múc, 2 xe ủi, 3 xe cứu thương cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ tham gia cứu hộ.
Nhiều vùng rộng lớn tại Thừa Thiên -Huế vẫn đang ngập sâu. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng liên tiếp ban hành công điện ứng phó bão lũ
Trước đó, được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67 và công trình thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thuỷ điện bị vùi lấp, trong Công điện ngày 13/10, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tập trung chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các n??
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Rào Trăng 3 /
- Công điện /
- bão số 7 /
- Thừa Thiên Huế /
- ngập lụt /
- miền Trung /
- Thủ tướng /
- Chính phủ /
- mưa lũ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí
DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...