Giải mã thành công của Nông nghiệp Kiên Giang 2024

10:45 | 10/01/2025

DNTH: Năm 2024 có thể nói là một năm ngành Nông nghiệp Kiên Giang gặt hái thành công rực rỡ với những con số kỷ lục. Hãy cùng Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn giải mã những nguyên nhân mang đến kỳ tích này

Từ những quyết sách đúng đắn

18/18 chỉ tiêu được Hội nông dân Kiên Giang đề ra năm 2024 đã hoàn thành xuất sắc. Kết quả đó đến sự cộng hưởng từ nhiều phía.

Đầu tiên phải kể đến Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Tại đây, Kiên Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7,24%. Bên cạnh những chỉ tiêu về giải ngân đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng... những chỉ tiêu cụ thể cho ngành Nông nghiệp cũng được đề ra. Trong đó, sản lượng lúa là 4,4 triệu tấn, tỷ lệ sản xuất lúa chất lượng cao trên 90% và nuôi trồng thủy hải sản đạt 800.000 tấn.

Song song với đó, Kiên Giang triển khai đồng bộ tăng cường theo dõi, dự báo tình hình mưa lũ, quản lý vận hành hệ thống cống kiểm soát, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất; chủ động giám sát dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi để sản xuất an toàn, hiệu quả.

Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao ở 12 huyện, thành phố trong đất liền được chú tâm triển khai hiệu quả; đề án nuôi biển ở các huyện Kiên Hải, Kiên Lương và các địa phương có biển; đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ; đề án phát triển vùng cây ăn trái; đề án phát triển chăn nuôi bền vững; cơ cấu, sắp xếp là đội tàu đánh bắt trên ngư trường gắn với chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); đề án thuế môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, tập trung ở Phú Quốc, U Minh Thượng; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; phòng chống, ứng phó với thiên tai bảo vệ an toàn cho sản xuất…

Những kỷ lục 2024

Tại Hội nghị tổng kết Sở NN - PTNT Kiên Giang vừa diễn ra, báo cáo cho thấy tổng sản lượng lúa năm nay đạt 4,7 triệu tấn, tăng 300.000 tấn so với kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao 93,52% (chỉ tiêu đề ra là 90% diện tích) tổng diện tích, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. 

Nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 814.991 tấn, hơn kế hoạch đề ra gần 15.000 tấn, đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương.

Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 111/116, chiếm 95,7%.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Kiên Giang đánh giá, năm 2024 ngành nông nghiệp gặp nhiều nhiều khó khăn, nhưng nhờ chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành đã thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Điều thiết thực là giá trị sản xuất trên diện tích canh tác mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ hơn 94 triệu đồng năm 2021 lên 110,5 triệu đồng năm 2024. Một con số ấn tượng.

Hoạt động của Hội Nông dân hiệu quả thể hiện qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN