Giám sát chặt, không để xảy ra tình trạng giấu dịch tả lợn châu Phi

08:22 | 06/08/2024

DNTH: Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại các tỉnh giáp ranh như: Sơn La, Hòa Bình và có nguy cơ lây nhiễm lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Chú thích ảnh
Chăm sóc đàn lợn nái tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn ở xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh (tư liệu): Vũ Sinh/TTXVN

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các đơn vị theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân bán chạy, giấu dịch, vứt xác lợn chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

Ngành chức năng chỉ đạo rà soát, thống kê nắm bắt chính xác tổng đàn lợn và tình hình triển khai tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định, nhất là tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện vệ sinh, sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột và hóa chất; đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý hoạt động chăn nuôi, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Chỉ đạo lực lượng thú y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động nắm bắt và báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh theo quy định và xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm từ động vật, đặc biệt tại cửa ngõ đường giao thông với các tỉnh có dịch, các chợ, cơ sở giết mổ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh, nhất là các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch, lợn ốm, chết...

Ông Nguyễn Tất Thành, Chi cục trưởng Chi cục thú y và chăn nuôi tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh hiện có gần 763.000 con lợn, để đảm bảo đàn lợn không mắc dịch tả lợn châu Phi, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã phối hợp chặt chẽ các địa phương xây dựng phương án cụ thể tổ chức chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, kinh doanh lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm từ thịt lợn tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến; điều tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn làm lây lan dịch bệnh.

Trong khi đó, tại tỉnh Trà Vinh cũng đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. UBND tỉnh sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương do chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn quản lý.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hỗ trợ các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh theo các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành trung ương và địa phương; thực hiện nghiêm phòng, chống dịch bệnh, nhất là những nơi có nguy cơ xuất hiện dịch như ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi tập trung, đàn lợn chưa được tiêm phòng vaccine.

Trường hợp xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, lực lượng chuyên môn về chăn nuôi, thú y phối hợp, hỗ trợ địa phương huy động các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm bao vây, khống chế, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ổ dịch trên địa bàn theo đúng quy định, không để phát sinh ổ dịch mới; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch.
 
Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức đầy đủ về tính chất nguy hại và lây lan của dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học.
 
Người dân chủ động phòng bệnh, không giấu dịch, không bán, giết mổ, vứt xác lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường tự nhiên; tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh lưu hành trong môi trường, nhất là tại các vùng ổ dịch cũ, cơ sở thu gom, buôn bán, giết mổ động vật; thường xuyên kiểm tra, giám sát đàn lợn, khi phát hiện các triệu chứng bất thường báo ngay cho cơ quan chuyên môn để kịp thời phối hợp xử lý...
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông cho biết, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, lây lan nhiều tỉnh, thành gây thiệt hại nặng nề người chăn nuôi. Tại Trà Vinh, đầu năm nay, dịch bệnh tái phát tại huyện Duyên Hải, Châu Thành và thị xã Duyên Hải. Ngành chức năng đã hỗ trợ tiêu hủy 435 con lợn của 3 hộ. Dịch bệnh đã nhanh chóng được xử lý, khống chế kịp thời, không lây lan diện rộng.
 
Tỉnh Trà Vinh hiện có tổng đàn lợn khoảng 290.200 con (tăng hơn 30.700 con so với cùng kỳ năm trước). Do chủ yếu chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, giá vaccine cao nên người chăn nuôi chưa tích cực tiêm vắc- xin phòng dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn. Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tiêm phòng trên đàn lợn toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 6,6% so với kế hoạch.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh

DNTH: Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bánh Trung thu

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại...

Xây dựng chuỗi liên kết để có được sản phẩm sạch

DNTH: Đây là nội dung trả lời được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi được đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chiều nay (21/8).

Phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu tại Quảng Ninh

DNTH: Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu

DNTH: Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn.

​​​​​​​Hà Nội: Thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

DNTH: Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra an toàn...

XEM THÊM TIN