Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú
08:44 | 11/10/2019
DNTH: Hết giờ học, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) lại cầm cuốc xới đất, xách nước tưới cho vườn rau.
Học sinh tốp thì nhổ cỏ, tốp hái những cây rau xanh tốt đưa vào nhà bếp nấu ăn. Thầy trò vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Hoạt động này diễn ra hàng ngày ở ngôi trường miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam hơn 100 km.
Hiệu trưởng Lê Huy Phương kể, khu tập thể giáo viên mới được san lấp mặt bằng, chưa có kinh phí làm sân bê tông. Sân đất thường lầy lội khi mưa xuống nên nhà trường cải tạo thành vườn trồng rau. Cách này vừa không tốn tiền đổ bê tông, vừa đem lại nguồn rau sạch cho học sinh.
Cô và trò trường tiểu học Trà Tập chăm sóc giàn bí. Ảnh:Trần Tú.
Từ tháng 10/2018, giáo viên bắt đầu cải tạo khoảng sân hơn 200 m2. Do đất xấu, nhà trường phải mua ba xe đất ở bãi bồi ven sông đổ lên và đến nhà người dân xin phân chuồng ủ. Để tránh mưa gió, bảo vệ rau, trường mua sắt, thép làm giàn và mái che. Nguồn nước tưới lấy từ một con suối trên núi dẫn về.
Thầy cô mua các loại hạt giống như cải, muống, bầu, bí, mướp... về gieo trồng. Khí hậu vùng cao mát mẻ nên rau phát triển tốt, trồng khoảng ba tuần cho thu hoạch. Còn cây bầu, bí, mướp đắng... khoảng hai tháng cho quả.
Trường tiểu học Trà Tập có 325 học sinh, trong đó 265 em ở bán trú và hơn 20 thầy cô giáo nội trú, mỗi tháng học sinh bán trú được hỗ trợ gần 600.000 đồng. Vùng núi địa hình cách trở, lương thực, thực phẩm đắt đỏ, mỗi bữa nhà bếp chỉ đủ tiền mua 5 kg rau xanh. Vườn rau ra đời đóng góp thêm mỗi bữa vài kg, ngoài nấu canh có thêm món xào, luộc.
"Thời điểm rau phát triển thì nhà trường không mua ở ngoài về nấu, số tiền đó dành mua cá, thịt, bổ sung dinh dưỡng cho các em", thầy Phương nói. Dẫn khách đi thăm vườn rau, thầy hiệu trưởng tự hào khoe vụ vừa rồi cây bầu, bí, mướp ra quả nhiều, ăn không hết, học sinh hái đem bán được hơn 2 triệu đồng. Số tiền đó dùng để mua hạt giống trồng vụ rau tiếp theo.
|
Thầy trò chụp ảnh bên vườn rau rộng hơn 200 m2. Ảnh:Trần Tú. |
Bốn năm công tác tại trường tiểu học Trà Tập, cô Trần Thị Tú Điển cho biết ngoài việc trồng rau, giáo viên góp 12 triệu đồng mua 12 con lợn giống nuôi từ năm 2018. Đàn lợn được cả trường chăm sóc, nguồn thức ăn tận dụng phụ phẩm thừa của trường nên không tốn nhiều tiền.
Sau bốn tháng nuôi, nhà trường thịt lợn cung cấp nguồn thực phẩm cho học sinh và giáo viên, số dư thừa đem bán, bù kinh phía bỏ ra và mua lợn giống cho đợt sau. Sắp tới nhà trường làm thêm chuồng nuôi gà, vịt để góp phần tăng thêm nguồn thực phẩm cho học sinh và giáo viên, cô Điển cho biết.
Ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My, đánh giá cao mô hình trồng rau trong nhà trường. Việc này vừa phục vụ thức ăn tươi cho học sinh, vừa dạy các em biết cách lao động sản xuất.
Theo Vnexpress
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Nam Trà My /
- tiểu học Trà Tập /
- Quảng Nam /
- trường Phổ thông Dân tộc Bán trú /
- trồng rau /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...